Macbook dùng hệ điều hành gì? Tổng hợp các phiên bản MacOS

Macbook dùng hệ điều hành gì? Câu trả lời là các sản phẩm máy tính xách tay của Apple mang thương hiệu Macbook chạy hệ điều hành MacOS. Không chỉ dành cho laptop Macbook mà MacOS còn được sử dụng cho các sản phẩm mang thương hiệu Mac khác như iMac, Mac mini, Mac Pro hay Mac Studio. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Tinker để tìm hiểu chi tiết về hệ điều hành chạy trên Macbook nói riêng và các máy Mac khác nói chung nhé.

Macbook chạy hệ điều hành gì?

Như đã giới thiệu ở trên, Macbook sử dụng hệ điều hành MacOS độc quyền do chính Apple phát triển và giới thiệu lần đầu vào năm 1984 với tên gọi là OS. Cho đến năm 2001 hãng tiếp tục cho ra mắt phiên bản Mac OS X đã được nâng cấp, cải tiến về nhiều mặt. Sau đó, vào năm 2012 được đổi thành OS X và mãi đến năm 2016 thì chuyển sang tên gọi là MacOS.

MacOS là viết tắt của cụm từ Macintosh Operating System. Hệ điều hành này được đánh giá có giao diện đẹp mắt, bảo mật cao và hoạt động ổn định. Các ứng dụng được sắp xếp hợp lý, khoa học trên giao diện desktop của máy. Các thiết kế icon đẹp mắt, cũng khiến người dùng cảm thấy thú vị.

Tuy không được sử dụng phổ biến như hệ điều hành Windows. Nhưng MacOS lại có điểm nổi bật là dễ dàng đồng bộ nhanh chóng giữa máy tính với nhau hoặc các thiết bị khác của Apple. Các phiên bản MacOS thường được đặt theo các con vật to lớn thuộc họ nhà mèo (Cheetah, Puma, Jaguar,...), sau này thì chuyển qua đặt theo các địa danh của nước Mỹ (Mavericks, Yosemite, Capitan, Sierra...).

MacOS là hệ điều hành đang được sử dụng trên Macbook

Macbook được điều khiển bởi MacOS

Những thiết bị khác chạy cùng hệ điều hành với Macbook

Ngoài máy tính xách tay Macbook, hệ điều hành MacOS còn được ứng dụng trên các dòng máy tính để bàn của Apple. Trong đó có iMac, Mac mini, Mac Pro,... cùng tìm hiểu một số thông tin về các dòng sản phẩm này ngay dưới đây.

iMac

Đây là dòng sản phẩm All-in-one của Apple. Không giống như các sản phẩm máy tính để bàn khác. iMac được tích hợp các phần cứng như: CPU, RAM, card đồ họa, ổ cứng,... ngay phía sau màn hình. Chiếc máy tính để bàn này vẫn được trang bị đầy đủ các cổng kết nối với thiết bị ngoại vi phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dùng.

iMac là một trong các sản phẩm thuộc hệ sinh thái của Apple. Vì vậy, có khả năng tương tích, đồng bộ với các thiết bị như: iPhone, iPad, Macbook,... để chia sẻ thông tin, dữ liệu dễ dàng, nhanh chóng. Dòng sản phẩm này được thích hợp chip M1 thông minh, sở hữu hiệu suất vượt trội. Được sử dụng để thiết kế đồ họa, sáng tạo nội dung,... 

Chiếc iMac đầu tiên đó là mẫu iMac G3 chạy hệ điều hành Mac OS 8 được Apple phát triển vào năm 1997 và phiên bản kế nhiệm như iMac G4, iMac G5 được hỗ trợ tới phiên bản OS X 10.5 Leopard. Hiện nay, các mẫu iMac 2017 trở đi đã có thể chạy được hệ điều hành mới nhất là MacOS 13 Ventura mới ra mắt gần đây.

 Máy tính bàn gọn nhẹ iMac

Máy tính để bàn iMac

Mac mini

Dòng sản phẩm này cũng là máy tính để bàn do Apple phát triển và sử dụng hệ điều hành MacOS. Máy có hiệu năng thấp hơn so với các máy tính để bàn của Apple khi đặt lên bàn cân so sánh với iMac hay Mac Pro. Điểm đặc biệt của Mac mini chính là kích thước nhỏ gọn đúng như cái tên của nó và nó chỉ là một bộ case nhỏ gọn. Nếu mua Mac Mini về bạn cần phải trang bị thêm màn hình, chuột và bàn phím cắm rời để sử dụng.

Mac mini có thể hỗ trợ người dùng làm việc và học tập hiệu quả. Chiếc máy tính để bàn này có thể render video, edit hình ảnh nhanh chóng, mượt mà. Sử dụng để giải trí bằng các tựa game đồ họa nhẹ nhàng thì không thể làm khó được Mac mini.

Trước đây, Mac mini hay được biết tới với cái tên gọi là PowerMac với các phiên bản khác nhau như PowerMac 10.1, PowerMac 10.2, sử dụng CPU PowerPC G4, G5... Về sau khi sử dụng CPU Intel, Apple đã đổi tên dòng sản phẩm này sang Mac mini cho đúng với đặc điểm nhỏ gọn của nó. Hệ điều hành Mac OS chạy trên Mac mini có lịch sử bắt đầu từ phiên bản Mac OS X 10.3 Panther và cho tới nay đã là Mac OS 13 Ventura trên các phiên bản Mac mini chạy CPU Apple Silicon và Mac mini có thiết kế Unibody màu xám.

Máy tính bàn không có màn hình Mac mini

Máy tính để bàn Mac mini

Mac Pro

Một trong những dòng máy tính bàn có cấu hình mạnh mẽ nhất của Apple đó chính là Mac Pro. Dòng sản phẩm này còn được biết đến với tên gọi khác là máy Trạm mang thương hiệu Mac Apple.

Mac Pro phù hợp cho những người dùng chuyên nghiệp. Thường xuyên phải biên tập video, hình ảnh với khối lượng lớn dữ liệu mà các máy tính để bàn bình thường không thể đáp ứng. Vậy nên Mac Pro có giá thành khá cao so với các sản phẩm máy tính để bàn thông thường.

Máy trạm Mac Pro có cấu hình mạnh mẽ

Máy tính để bàn Mac Pro

Tính tới thời điểm hiện tại, dòng sản phẩm Mac Pro của Apple đã trải qua 4 phiên bản với những sự nâng cấp đáng kể cả về phần cứng, phần mềm lẫn thiết kế ngoại hình bên ngoài. Phiên bản đầu tiên của Mac Pro được giới thiệu vào năm 2006 và lúc đó nó được Apple thiết lập phiên bản Mac OS X 10.4 Tiger. Với phiên bản MacOS 13 mới nhất gần đây, chỉ có các dòng máy Mac Pro sản xuất từ năm 2019 với CPU là Intel Xeon W và CPU Apple Silicon mới chạy được phiên bản này.

Ngoài các sản phẩm Mac Pro chạy Mac OS thông thường ra, Apple cũng có một dòng sản phẩm Mac Pro khác nhưng chỉ dành cho những đối tượng khách hàng cần một thiết bị làm máy chủ đó là Mac Pro Server chạy riêng hệ điều hành Mac OS X Server. Phiên bản hệ điều hành này bản chất cũng tương tự như hệ điều hành Windows Server chuyên dành cho các máy chủ, máy trạm của Microsoft.

Điểm mạnh và điểm yếu của MacOS

Mỗi hệ điều hành sẽ có những ưu nhược điểm riêng và MacOS cũng vậy. Không có gì là hoàn hảo, nếu như Windows có khả năng tương tích tốt với các ứng dụng/phần mềm thì MacOS lại có những điểm nổi bật riêng. Cùng Tinker điểm qua một số điểm mạnh điểm, điểm yếu của hệ điều hành MacOS này.

Điểm mạnh

  • Hệ điều hành MacOS được đánh giá có khả năng bảo mật thông tin, dữ liệu tốt. Vì vậy, sẽ rất khó để cài đặt phần mềm của bên thứ nếu không có trong App Store.
  • Dễ dàng đồng bộ, tối ưu trải nghiệm tốt với các thiết bị khác nằm trong hệ sinh thái của Apple như: iPhone, iPad, Airpod, Apple TV,...
  • Hoạt động ổn định, mượt mà ít gặp lỗi xảy ra cũng là yếu tố của MacOS được người dùng đánh giá cao hơn hẳn hệ điều hành Windows.
  • Giao diện thiết kế đơn giản, dễ sử dụng mà không quá khó cho người dùng lần đầu làm quen với hệ điều hành MacOS.

Dễ dàng đồng bộ Macbook với các thiết bị khác của Apple

Dễ dàng đồng bộ các thiết bị trong hệ sinh thái Apple

Điểm yếu

  • Nhiều phần mềm của bên thứ 3 không tương thích với hệ thống, nếu muốn sử dụng cần chạy môi trường Windows hoặc Linux được ảo hóa trên MacOS.
  • Các sản phẩm sử dụng hệ điều hành MacOS nói riêng hay các sản phẩm của Apple nói chung đều có giá thành cao hơn so với các dòng máy tính cùng phân khúc.

Danh sách các phiên bản MacOS tới năm 2022

Cho đến hiện tại, Apple đã cho ra mắt rất nhiều phiên bản hệ điều hành khác nhau. Mỗi phiên bản đều mang đến những trải nghiệm thú vị cho người dùng. Tuy nhiên, không phải dòng máy nào cũng có thể cài được tất cả các phiên bản MacOS. Bởi mỗi phiên bản sẽ có những yêu cầu riêng, để biết được dòng máy của bạn phù hợp với những phiên bản MacOS nào, cùng Tinker tìm hiểu ngay dưới đây.

Phiên bản

Tên phiên bản

Ngày phát hành

Các dòng máy tính hỗ trợ

Mac OS X 10.0

Cheetah

24/03/2001

  • Power Macintosh G3 Beige
  • G3 Beige - G3 B&W
  • PowerBook G3 - G4
  • G4 - G4 Cube
  • iMac -iBook

Mac OS X 10.1

Puma

25/09/2001

  • Power Mac G3
  • Power Mac G4 - Power Mac G4 Cube
  • iMac G3
  • eMac
  • PowerBook G3 (ngoại trừ PowerBook G3 ban đầu) - PowerBook G4
  • iBook

Mac OS X 10.2

Jaguar

24/08/2002

Các dòng máy tích hợp CPU PowerPC G3 - G4 

Mac OS X 10.3

Panther

24/10/2003

Các dòng máy tích hợp CPU PowerPC G3 - G4 - G5

Mac OS X 10.4

Tiger

29/04/2005

Các dòng máy tích hợp CPU PowerPC G3 - G4 - G5

Mac OS X 10.5

Leopard

26/10/2007

Các dòng máy tích hợp CPU PowerPC G4 - G5

Mac OS X 10.6

Snow Leopard

28/08/2009

Các dòng máy tích hợp CPU Yonah (Core Duo - Core Solo - Pentium Dual-Core - Celeron)

OS X 10.7

Lion

20/07/2011

  • iMac sản xuất giữa năm 2007 trở lên
  • Macbook nhôm sản xuất cuối năm 2008, Polycarbonate đầu năm 2009 trở lên
  • Macbook Pro sản xuất giữa/cuối năm 2007 trở lên
  • Macbook Air sản xuất cuối năm 2008 trở lên
  • Mac mini sản xuất đầu năm 2009 trở lên
  • Mac Pro sản xuất đầu năm 2008 trở lên

OS X 10.8

Mountain Lion

25/07/2012

  • iMac sản xuất giữa năm 2007 trở lên
  • Macbook nhôm sản xuất cuối năm 2008, Polycarbonate đầu năm 2009 trở lên
  • Macbook Pro sản xuất giữa/cuối năm 2007 trở lên
  • Macbook Air sản xuất cuối năm 2008 trở lên
  • Mac mini sản xuất đầu năm 2009 trở lên
  • Mac Pro sản xuất đầu năm 2009 trở lên

OS X 10.9

Mavericks

22/10/2013

  • iMac sản xuất giữa năm 2007 trở lên
  • Macbook nhôm 13 inch sản xuất cuối năm 2008, 13 inch Polycarbonate sản xuất đầu năm 2009 trở lên
  • Macbook Pro 13 inch sản xuất giữa/cuối năm 2007 trở lên, 15 inch và 17 inch giữa/cuối năm 2007 trở lên
  • Macbook Air sản xuất cuối năm 2008 trở lên
  • Mac mini sản xuất đầu năm 2009 trở lên
  • Mac Pro sản xuất đầu năm 2008 trở lên

OS X 10.10

Yosemite

16/10/2014

  • iMac mid 2007 trở lên
  • Macbook nhôm sản xuất cuối năm 2008 và đầu năm 2009
  • Macbook Pro 13 inch sản xuất giữa năm 2009 trở lên, 15 inch cuối năm 2007 trở lên, 17 inch cuối năm 2007 trở lên
  • Macbook Air sản xuất cuối năm 2008
  • Macbook mini sản xuất đầu năm 2009 trở lên
  • Mac Pro sản xuất đầu năm 2008 trở lên

OS X 10.11

El Capitan

30/09/2015

  • Macbook sản xuất cuối năm 2008 trở lên
  • Macbook Air sản xuất cuối năm 2007 trở lên
  • Macbook Pro sản xuất giữa năm 2007 trở lên
  • Mac mini sản xuất đầu năm 2009 trở lên
  • iMac sản xuất giữa năm 2007 trở lên
  • Mac Pro sản xuất đầu năm 2008 trở lên

MacOS 10.12

Sierra

20/09/2016

  • iMac sản xuất cuối năm 2009 trở lên
  • Macbook và Macbook 12 inch sản xuất cuối năm 2009 trở lên
  • Macbook Pro sản xuất giữa năm 2010 trở lên
  • Macbook Air sản xuất giữa năm 2010 trở lên
  • Mac mini sản xuất giữa năm 2010 trở lên
  • Mac Pro sản xuất giữa năm 2010 trở lên

MacOS 10.13

High Sierra

25/09/2017

  • iMac sản xuất giữa năm 2009 trở lên
  • Macbook sản xuất giữa năm 2009 trở lên
  • Macbook Pro sản xuất giữa năm 2010 trở lên
  • Macbook Air sản xuất giữa năm 2010 trở lên
  • Mac mini sản xuất giữa năm 2010 trở lên 
  • Mac Pro sản xuất giữa năm 2010 trở lên

MacOS 10.14

Mojave

24/09/2018

  • Macbook sản xuất đầu năm 2015 trở lên
  • Macbook Air sản xuất giữa năm 2012 trở lên
  • Macbook Pro sản xuất giữa năm 2012 trở lên, không yêu cầu màn hình Retinal
  • Mac mini sản xuất cuối năm 2012 trở lên
  • iMac sản xuất cuối năm 2012 trở lên
  • iMac Pro sản xuất cuối năm 2017
  • Mac Pro sản xuất cuối năm 2013 trở lên

MacOS 10.15

Catalina

07/10/2019

  • iMac sanxe xuất cuối năm 2012 trở lên
  • iMac Pro sản xuất cuối năm 2017
  • Mac Pro sản xuất cuối năm 2013 trở lên
  • Mac mini sản xuất cuối năm 2012 trở lên
  • Macbook sản xuất đầu năm 2015 trở lên
  • Macbook Air sản xuất giữa năm 2012 trở lên
  • Macbook Pro sản xuất giữa năm 2012 trở lên, không cần màn hình Retinal

MacOS 11

Big Sur

12/11/2020

  • Macbook sản xuất đầu năm 2015 trở lên
  • Macbook Air sản xuất giữa năm 2013 trở lên
  • Macbook Pro sản xuất cuối năm 2013 trở lên
  • Mac mini sản xuất cuối năm 2014 trở lên
  • iMac sản xuất giữa năm 2014 trở lên
  • iMac Pro sản xuất cuối năm 2017
  • Mac Pro sản xuất cuối năm 2013 trở lên

MacOS 12

Monterey

25/10/2021

  • Macbook từ năm 2016 trở lên
  • MacBook Pro từ năm 2016 trở lên
  • Macbook Air từ năm 2018 trở lên
  • iMac từ năm 2017 trở lên
  • iMac 5K Retina 27 inch sản xuất cuối năm 2015
  • iMac Pro
  • iMac mini từ năm 2018 trở lên

MacOS 13 

Ventura

Bản phát hành dự kiến vào mùa thu năm 2022

  • iMac từ năm 2017 trở lên
  • iMac Pro sản xuất năm 2017
  • MacBook Air từ năm 2018 trở lên
  • MacBook Pro từ năm 2017 trở lên
  • Mac Pro sản xuất năm 2019
  • Mac Studio sản xuất năm 2022
  • Mac Mini từ năm 2018 trở lên
  • MacBook từ năm 2017

Qua bài viết trên, Tinker đã trả lời đầy đủ, chi tiết cho câu hỏi: "Macbook dùng hệ điều hành gì?" Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về hệ điều hành MacOS. Tiếp tục theo dõi các bài viết khác của Tinker để biết thêm các mẹo, thủ thuật hay về Macbook cũng như các sản phẩm công nghệ khác.