Màn hình laptop bị giật Win 11 - Nguyên nhân và cách sửa lỗi

Màn hình laptop bị giật Win 11 là một trong những vấn đề mà người dùng có thể gặp phải khi nâng cấp hệ điều hành laptop từ Windows 10 lên Win 11. Còn với máy mới đã được cài sẵn Windows 11 cũng vẫn có tỷ lệ có thể gặp phải tình trạng này nhưng sẽ không nhiều. Mặc dù đây là lỗi khá cơ bản, nhưng chưa chắc ai cũng biết cách khắc phục. Khi sử dụng laptop bị lỗi màn hình trong khoảng thời gian dài sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và giảm năng suất làm việc. Bài viết dưới đây, Tinker sẽ đưa ra một số giải pháp hữu ích để bạn đọc có thể khắc phục nhanh chóng, đơn giản ngay tại nhà. 

Nguyên nhân khiến màn hình laptop bị giật Windows 11

Màn hình laptop bị giật trên Windows 11 có thể liên quan đến lỗi phần cứng hoặc lỗi phần mềm. Vì vậy, nếu muốn biết cách khắc phục thì trước tiên hãy cùng Tinker điểm qua một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này:

  • Các ứng dụng/phần mềm không tương thích với Windows 11.
  • Driver màn hình đã quá cũ không được cập nhật thường xuyên.
  • Cáp kết nối giữa mainboard và màn hình bị lỏng hoặc đã bị hỏng.
  • Tần số quét của laptop không đồng bộ với màn hình.
  • Hiệu ứng hình nền và màu nhấn tự động gây ra tình trạng giật, lag trên màn hình.

Màn hình bị sọc, nhấp nháy trên laptop sử dụng Win 11

Màn hình laptop Win 11 bị sọc, nhấp nháy

Cách khắc phục tình trạng màn hình laptop Win 11 nhấp nháy, giật lag

Nếu như bạn đã xác định được nguyên nhân khiến cho laptop của mình bị giật, nhấp nháy là do một trong các lỗi mà Tinker chia sẻ ở phía trên thì hãy khắc phục nhanh bằng các phương pháp hữu ích dưới đây. 

Check lại dây cáp kết nối màn hình với mainboard

Laptop được thiết kế theo kiểu đóng gập, trong khi dây cáp kết nối lại truyền tín hiệu từ mainboard ở thân máy lên màn hình. Khi thường xuyên đóng mở máy tính, cáp sẽ bị lỏng, bào mòn dẫn đến tiếp xúc kém là điều không thể tránh khỏi. 

Để kiểm tra xem có phải lỗi do cáp kết nối hay không, bạn có thể tháo lắp để kiểm tra dây dẫn ở bên trong. Tuy nhiên, do đây là cách sửa lỗi yêu cầu kỹ thuật, để không làm ảnh hưởng đến các thiết bị khác, nếu không có kinh nghiệm thì nên đưa đến các trung tâm uy tín để được kiểm tra và khắc phục.

Thay đổi hình nền máy tính và màu nhấn trong Setting Win 11

Có thể nguyên nhân khiến màn hình laptop bị giật trên Win 11 là do bạn để hệ thống tự động chọn màu nhấn (accent color) và hình nền (background). Vì vậy, muốn khắc phục sự cố bạn cần hủy bỏ tính năng này, cách thực hiện khá đơn giản chỉ cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở Settings (Cài đặt) > Chọn vào mục Personalization (Cá nhân hóa) > Tiếp tục chọn vào mục Colors (Màu sắc).

Thay đổi hình nền vào màu nhấn trong mục Colors

Chọn vào mục Colors

Bước 2: Tại đây, nhấp vào mục Accent color (Màu nhấn) > Chọn vào Manual (Thủ công).

Bước 3: Nếu vẫn không thể khắc phục sự cố, hãy tắt tùy chọn hình nền trình chiếu bằng cách nhấn vào Background (Hình nền) trong mục Personalization (Cá nhân hóa).

Thay đổi hình nền trong mục Background

Chọn vào mục Background

Bước 4: Lúc này, nhấn vào mục Personalize your background (Cá nhân hóa hình nền của bạn) chọn Picture (Hình ảnh) hoặc Solid color (Màu đồng nhất) để làm hình nền > Cuối cùng kiểm tra xem tình trạng giật, lag trên màn hình có còn xuất hiện không.

Đổi hình nền cho laptop để khắc phục sự cố màn hình bị giật trên Win 11

Chọn vào Picture hoặc Solid color

Tắt hiệu ứng hiển thị trong Windows 11

Một giải pháp khả thi để khắc phục sự cố màn hình laptop bị nhấp nháy, lag là tắt các hiệu ứng về hiển thị trên Win 11. Đặc biệt đối với những laptop có hiệu năng thấp khi bật tính năng này sẽ khiến tốc độ phản hồi hiển thị hình ảnh chậm chạp và đôi khi là làm giật lag, nhấp nháy của màn hình.

Bước 1: Nhấn vào Menu Start > Chọn vào mục Settings (Cài đặt) > Tiếp tục chọn vào mục Accessibility (Trợ năng) ở thanh bên trái cửa sổ > Sau đó, chọn vào mục Visual effects (Hiệu ứng hình ảnh) ở bên phải cửa sổ.

Tắt hiệu ứng hình ảnh trên laptop sử dụng Win 11

Chọn vào mục Visual effects

Bước 2: Lúc này người dùng cần chuyển Animation effects (Hiệu ứng hoạt ảnh) từ chế độ On sang Off > Cuối cùng kiểm tra xem đã khắc phục được sự cố hay chưa, nếu chưa thì hãy thử các cách khắc phục khác ở phía dưới.

Tắt tính năng hiệu ứng hoạt ảnh trên laptop cho Win 11

Chuyển chế độ On sang Off trong mục Animation effects

Tắt chế độ tăng tốc phần cứng của trình duyệt web

Mặc dù tính năng tăng tốc độ phần cứng của các trình duyệt sẽ giúp việc lướt web trở nên mượt mà hơn nhưng đôi khi nó lại gây phiền toái cho người dùng. Đặc biệt, phổ biến nhất vẫn là gây ra các sự cố treo, lag, nhấp nháy màn hình Win 11 khi sử dụng. Để tắt chế độ này, người dùng cần thực hiện các bước sau:

  • Trong trình duyệt Firefox

Nhấn vào Menu Start > Chọn vào mục Settings > Tiếp tục chọn vào mục General > Trong Performance bỏ tích ở ô Use recommended performance settings và ô Use hardware acceleration when available > Cuối cùng Restart Firefox.

Tắt tính năng tăng tốc độ trên trình duyệt Firefox

Tắt tính năng tăng tốc độ trên Firefox

  • Trong trình duyệt Edge

Nhấn vào Menu Start > Chọn vào mục Settings > Tiếp tục chọn vào mục System > Ở dòng Use hardware acceleration when available chuyển từ chế độ On sang Off > Cuối cùng Restart MS Edge.

Tắt tính năng tăng tốc độ trên trình duyệt Edge

Tắt tính năng tăng tốc độ trên Edge

  • Trong trình duyệt Chrome

Nhấn vào Menu Start > Chọn vào mục Settings > Kéo xuống bật mục Advanced > Chọn vào mục System, ở đây chuyển chế độ On sang Off ở dòng Use hardware acceleration when available > Cuối cùng Restart Chrome.

Tắt tính năng tăng tốc độ trên trình duyệt Chrome

Tắt tính năng tăng tốc độ trên Chrome

Nâng cấp phiên bản driver của card màn hình

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra lỗi màn hình laptop bị giật Win 11 là do phiên bản driver hiện tại đã quá cũ không còn thích hợp với hệ điều hành Windows 11 đang chạy trên máy. Bạn cần nâng cấp lên một phiên bản mới, có nhiều tính năng để tương thích với hệ điều hành và laptop của mình. Có rất nhiều cách để nâng cấp, bạn có thể lựa chọn một trong số cách nâng cấp dưới đây.

Update driver card màn hình trong Device Manager

Trên laptop người dùng có thể nâng cấp phiên bản driver nhanh chóng trong Windows Update. Tại đây, bạn hãy kiểm tra xem có phiên bản nâng cấp driver card màn hình mới hay không, sau đó update cho laptop của mình là được. 

Update driver từ website chính chủ của hãng

Nếu không muốn nâng cấp phiên bản từ Windows Update, người dùng có thể tải và cài đặt file driver từ hãng sản xuất card màn hình AMD hay Nvidia. Để thực hiện cách này, người dùng chỉ cần lên Website của hãng tải file driver và cài đặt về máy.

Update driver của màn hình theo bộ driver tải từ website của nhà sản xuất laptop

Ngoài 2 cách trên, người dùng cũng có thể tải driver từ website của nhà sản xuất laptop. Cách này cũng khá đơn giản và dễ thực hiện. Dưới đây, Tinker sẽ hướng dẫn các bạn cách tải và cài đặt driver màn hình của laptop Dell và HP

  • Cập nhật Driver máy tính Dell

Bước 1: Truy cập vào đường dẫn https://www.dell.com/support/home/en-vn?app=drivers để tải Driver về cho máy.

Bước 2: Service Tag của laptop Dell và khung tìm kiếm > Sau đó nhấn Search.

Ở khung tìm kiếm gõ Service Tag

Gõ Service Tag vào khung tìm kiếm

Bước 3: Tiếp đó nhấn vào mục Drivers & Download > Chọn vào Find Driver.

Nâng cấp Driver cho máy tính Dell

Chọn vào mục Find Driver

Bước 4: Tại mục Operating System, chọn phiên bản hệ điều hành Win 11 mà bạn đang sử dụng trên laptop.

Tại mục Operating System chọn phiên bản Windows 11

Lựa chọn phiên bản hệ điều hành

Bước 5: Chọn phiên bản Driver cần tải > Nhấn Download để tải về. Trong đó, người dùng có thể vào file có chứa cụm từ Graphics Driver để cài Driver card màn hình.

Tải Driver cho màn hình laptop

Download driver card màn hình

Bước 6: Sau khi cài đặt thành công, Restart (Khởi động lại) thì lúc đó Driver mới hoạt động.

  • Cập nhật Driver máy tính HP

Bước 1: Truy cập đường dẫn https://support.hp.com/vn-en/drivers/laptops để tải Driver cho máy.

Bước 2: Nhập tên Model máy tính vào khung tìm kiếm > Sau đó nhấn Find my product.

Điền Model máy HP vào khung tìm kiếm
Nhập Model máy vào khung tìm kiếm

Bước 3: Sau đó sẽ xuất hiện các thông tin của laptop, nhấn nút Change để lựa chọn hệ điều hành.

Nâng cấp Driver cho máy tính HP

Chọn vào mục Change

Bước 4: Trong mục Operating System chọn hệ điều hành > Trong mục Version chọn phiên bản Windows 11 > Cuối cùng nhấn Update.

Tại mục Version chọn phiên bản Windows 11

Chọn phiên bản hệ điều hành

Bước 5: Bên dưới sẽ có đầy đủ danh sách driver cho laptop, người dùng lựa chọn và nhấn vào biểu tượng dấu cộng để xem chi tiết và tải về máy.

Download file cài đặt về máy tính

Tải file Driver về máy tính

Bước 6: Nếu xuất hiện cửa số như dưới hình thì chọn vào Download only > Nhấn chọn Next > Sau đó tiếp tục nhấn Next để đóng thông báo > Khi tải về máy chỉ cần giải nén và cài đặt.

Cài đặt file Driver cho máy tính HP

Nhấn chọn Download only

Tùy chỉnh tần số quét của màn hình laptop Win 11

Nếu tần số quét của màn hình laptop không chạy đúng với thông số ban đầu của nhà sản xuất thì sẽ dễ có hiện tượng giật, lag khi chạy những tác vụ liên quan tới hình ảnh. Cách khắc phục rất đơn giản, người dùng chỉ cần thay đổi lại tần số quét sao cho phù hợp, có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở Settings (Cài đặt) > Chọn vào mục System > Tiếp tục chọn vào mục Display.

Điều chỉnh tần số quét cho màn hình laptop

Chọn vào mục Display

Bước 2: Ở phía bên phải cửa sổ, tìm đến mục Related Settings > Chọn vào mục Advanced display > Tại đây, người dùng điều chỉnh tốc độ quét màn hình ở mục Choose a refresh rate.

Tùy chỉnh tần số quét trong mục Choose a refresh rate

Chỉnh tần số trong mục Choose a refresh rate

Xóa ứng dụng không cần thiết, hoạt động không ổn định trên Win 11

Một số ứng dụng, phần mềm được cài đặt trên Win 11 nhưng không tương thích cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng giật, nhấp nháy màn hình laptop Windows 11. Vì vậy, người dùng nên xóa các phần mềm, ứng dụng này để khắc phục sự cố.

Bước 1: Nhấn vào Menu Start > Chọn vào mục Settings (Cài đặt) > Chọn App (Ứng dụng) > Tiếp tục chọn vào App & features (Ứng dụng và tính năng).

Xóa ứng dụng hoạt động không ổn định trên Win 11

Chọn vào mục App & features

Bước 2: Tại đây, người dùng lựa chọn các ứng dụng không cần thiết > Nhấn vào dấu ba chấm, chọn vào mục Uninstall.

Gỡ ứng dụng hoạt động không ổn định trên laptop

Chọn vào Uninstall

Bước 3: Sau khi hoàn thành, Restart (Khởi động lại) để xem sự cố đã được khắc phục hay chưa.

Trên đây là tổng hợp những cách khắc phục khi màn hình laptop bị giật Win 11. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thể khắc phục nhanh chóng sự cố trên. Chúc các bạn thực hiện thanh công và biết thêm nhiều mẹo, thủ thuật hay khi sử dụng laptop.