Màn hình laptop bị giật Win 10 - Nguyên nhân và cách sửa lỗi
Hiện tượng màn hình laptop bị giật Win 10 sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của người dùng. Sự cố này xảy ra khi ứng dụng không tương thích, driver màn hình đã quá cũ, tần số quét không chính xác,... Trong bài viết dưới đây, Tinker sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu kỹ về nguyên nhân và cách sửa lỗi màn hình máy tính nhấp nháy, giật trên Win 10 đơn giản, nhanh chóng ngay tại nhà.
Kiểm tra ứng dụng, phần mềm đang hoạt động trong Task Manager
Màn hình laptop bị giật, nhấp nháy khi sử dụng hệ điều hành Win 10 rất khó để xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ngay lập tức. Cách đầu tiên để kiểm tra cũng như xác định chính xác nguyên nhân đó là sử dụng Task Manager để kiểm tra xem có ứng dụng hay phần mềm nào đang tiêu tốn tài nguyên của máy một cách đáng nghi hay không.
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc hoặc Ctrl + Alt + Delete để mở Task Manager (Trình quản lý Tác vụ).
Bước 2: Khi giao diện Task Manager hiển thị, bạn hãy theo dõi màn hình một lúc xem có xảy ra trường hợp nào dưới đây không:
- Nếu thấy Task Manager nhấp nháy cùng với các nội dung khác thì vấn đề rất có thể nằm ở Driver màn hình hoặc là do màn hình đang gặp lỗi vật lý nào đó.
- Nếu màn hình desktop hoặc ứng dụng đang mở ở đằng sau Task Manager đều nhấp nháy nhưng cửa sổ Task Manager thì không, nghĩa là có ứng dụng nào đó đang gặp vấn đề.
Giao diện công cụ Task Manager
Gỡ phần mềm, ứng dụng không tương thích với phiên bản Win 10 hiện tại
Sau khi đã đã xác định được nguyên nhân chính của việc màn hình laptop bị giật trên Windows 10 là do ứng dụng không tương tích với công cụ Task Manager. Người dùng tiến hành gỡ bỏ ứng dụng gây ra hiện tượng này.
Đặc biệt lưu ý nếu như laptop Win 10 của bạn có sử dụng các phần mềm như Norton Antivirus (hoặc các phần mềm diệt virus thứ 3 khác ngoài Windows Defender), ứng dụng iCloud cho Windowws hay sử dụng driver của IDT Audio thì rất có khả năng hiện tượng màn hình laptop win 10 nhấp nháy là do một trong số những ứng dụng này gây nên.
Bạn có thể tham khảo thông tin về 3 phần mềm, ứng dụng trên là một trong những nguyên nhân điển hình gây nên lỗi màn hình laptop bị giật ở diễn đàn trao đổi của Microsoft vào năm 2015 tại đây
Nếu máy tính của bạn không cài những ứng dụng đó thì hãy chuyển sang kiểm tra các phần mềm được cài đặt gần đây nhất. Khi đã tìm được ứng dụng gây ra lỗi này, người dùng có thể thực hiện các bước sau để gỡ cài đặt.
Bước 1: Nhấn vào Menu Start (Bắt đầu) > Chọn vào mục Settings (Cài đặt) > Tiếp tục chọn vào mục App (Ứng dụng) > Sau đó, nhấn vào mục tab App & features (Ứng dụng và tính năng).
Chọn vào mục App & features
Bước 2: Cuộn xuống và tìm kiếm ứng dụng mà bạn đang muốn gỡ cài đặt > Chọn vào ứng dụng đó, click Uninstall (Gỡ cài đặt) > Tiếp đó, nhấn Uninstall (Gỡ cài đặt) > Hệ thống sẽ yêu cầu bạn xác nhận chọn OK (Có) để đồng ý.
Chọn vào Uninstall để gỡ phần mềm
Bước 3: Sau khi xóa ứng dụng thành công, Restart (khởi động lại) và kiểm tra xem sự cố màn hình đã được khắc phục hay chưa.
Update driver card màn hình lên phiên bản mới nhất
Nếu nguyên nhân khiến laptop Win 10 của bạn nhấp nháy, giật khung hình thì update phiên bản driver phù hợp với màn hình laptop đang dùng nhất là một cách fix lỗi màn hình laptop bị giật Win 10 khá hiệu quả. Tùy thuộc từng mẫu laptop được trang bị loại card màn hình như nào sẽ có cách update driver khác nhau nhé.
Cách update driver card màn hình trong Device Manager
Bước 1: Ở hộp tìm kiếm trên thanh Taskbar > Nhập cụm từ Device Manager > Nhấn chọn vào thiết bị từ danh sách kết quả.
Bước 2: Sau khi các tùy chọn được hiển thị, chọn vào mũi tên để mở rộng Display adapters.
Bước 3: Trong Display adapters, nhấn chuột phải vào card màn hình > Chọn vào Update driver (Cập nhật driver).
Chọn vào mục Update Driver
Lưu ý: Cách này thường áp dụng cho laptop có card onboard được tích hợp trên CPU, còn với card rời thì thực hiện theo cách dưới đây.
Cách update driver từ website chính chủ của hãng
Ngoài cách cập nhật driver ở công cụ Windows Update thì người dùng còn có thể tải bản nâng cấp từ website của nhà sản xuất. Tại đây sẽ có đầy đủ các phiên bản cập nhật Driver card màn hình mới nhất nên người dùng có thể dễ dàng lựa chọn.
Card màn hình của AMD
Bước 1: Bạn cần xác định loại card màn hình rời mà laptop mình đang sử dụng là loại card gì.
Bước 2: Gõ tên loại card mà laptop đang sử dụng lên google. Cú pháp nhập như sau: tên loại card + amd.com
Ví dụ: ở đây mình muốn tìm driver của card màn hình rời AMD Radeon RX 5500M thì mình sẽ nhập cú pháp lên Google Search như sau: AMD Radeon RX 5500M amd.com. Click vào trang chủ của AMD Global.
Bước 3: Cuộn trang xuống và tìm tới mục Drivers & Support
Bước 4: Click vào phiên bản Windows 10 64bit (phiên bản AMD Radeon RX 5500M này chỉ hỗ trợ laptop chạy Windows 10 64 bit) và download driver về
Bước 5: Mở file cài đặt đã tải về và khởi chạy.
Mở file driver vừa mới tải về
Bước 6: Giao diện cài đặt hiển thị, chọn vào mục Install và đợi một lúc để phần mềm chạy hoàn tất.
Nhấn Install khi giao diện cài đặt hiển thị
Bước 7: Sau khi đã cài đặt thành công, tìm kiếm ứng dụng AMD Radeon Software và mở nó lên.
Mở ứng dụng AMD Radeon Software
Bước 8: Cửa sổ phần mềm xuất hiện, trong mục Driver & Software nhấn vào mục Download > Sau đó nhấn vào Install và chờ ứng dụng Update Driver cho máy. Sau khi update xong, hãy restart lại máy để hệ thống ghi nhận sự thay đổi.
Cài đặt phiên bản driver mới cho máy tính
Card màn hình của NVIDIA
Bước 1: Tiến hành kiểm tra laptop đang sử dụng card màn hình NVIDIA nào.
Bước 2: Truy cập trang Web https://www.nvidia.com/Download/Find.aspx để tải file cài đặt dirver về máy.
Bước 3: Điền đầy đủ thông tin của máy để trang web sẽ đề xuất driver màn hình phù hợp > Chọn và Search.
Nhập thông tin của máy vào trang Web
Bước 4: Lúc này hệ thống sẽ gợi ý phiên bản driver, bạn bấm vào Download để tải về máy.
Nhấn vào Download để tải driver về máy
Bước 5: Sau khi tải về máy, để kiểm tra xem driver là phiên bản nào người dùng có thể nhấn chuột phải ở ngoài màn hình Desktop > Chọn vào NVIDIA Control Panel.
Chọn vào NVIDIA Control Panel
Bước 6: Khi màn hình xuất hiện cửa sổ NVIDIA Control Panel, nhấn chọn vào System Information ở cuối góc bên trái cửa sổ > Chọn tab Display > Xem ở dòng Driver version để biết được phiên bản driver đã tải về > Cuối cùng nhấn OK để update.
Nâng cấp lên phiên bản driver mới cho máy tính
Tắt tính năng Desktop Windows Manager
Desktop Windows Manager trên máy tính có khả năng quản lý tất cả các hiệu ứng hình ảnh và hỗ trợ màn hình có độ phân giải cao. Vì vậy, vẫn có khả năng màn hình laptop bị giật do Desktop Windows Manager gây ra nên người dùng hãy tắt tính năng này để kiểm tra.
Bước 1: Nhấn tổ hợp Windows + R để mở hộp thoại Run > Nhập lệnh services.msc vào ô Open > Sau đó nhấn OK.
Mở hộp thoại Run
Bước 2: Trong cửa sổ Services, kích chuột phải vào mục Desktop Windows Manager Session Manager > Sau đó nhấn và Stop.
Bước 3: Tiếp tục kích chuột phải vào Desktop Windows Manager Session Manager > Chọn vào mục Properties.
Chọn vào mục Stop và Properties
Bước 4: Một hộp thoại mới xuất hiện, chọn tab General > Thay đổi tùy chọn ở mục Startup type thành Disable > Sau đó nhấn Apply > Cuối cùng nhấp OK là hoàn thành.
Chọn vào mục Disable
Chỉnh lại tần số quét của màn hình cho đúng
Một số trường hợp do cài đặt tần số quét màn hình quá cao hoặc quá thấp khiến màn hình có hiện tượng nhấp nháy, giật. Để khắc phục tình trạng này rất đơn giản, người dùng chỉ cần thay đổi tần số quét màn hình bằng tính năng Display Adapter Properties.
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run > Nhập dòng lệnh rundll32.exe display.dll, ShowAdapterSettings 1 vào ô Open > Nhấn OK.
Nhập lệnh vào ô Open
Bước 2: Hộp thoại mới xuất hiện, chọn vào tab Monitor > Trong phần Screen refresh rate chọn vào tần số quét phù hợp. Ở đây, bạn nên chọn mức cao nhất là mức mặc định của màn hình laptop > Cuối cùng nhấn Apply rồi bấm OK là hoàn thành.
Chỉnh tần số trong mục Screen refresh rate
Vô hiệu hóa 2 dịch vụ (services) của Microsoft trong Win 10
Dịch vụ của Microsoft trên máy tính là Problem Reports and Solution Control Panel Support và Windows Error Reporting Service đôi khi cũng can thiệp vào hoạt động của máy, gây ra sự cố màn hình laptop bị giật Win 10. Nếu bạn đang gặp tình trạng giật, nhấp nháy thì có thể vô hiệu hóa 2 dịch vụ này xem có kết quả hay không.
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run, nhập lệnh services.msc vào ô Open và nhấn OK.
Bước 2: Tìm đến dòng Problem Report and Solution Control Panel Support > Nhấp chuột phải và chọn Stop.
Vô hiệu hóa dịch của Microsoft
Bước 3: Tiếp tục tìm đến dòng Windows Error Reporting Service > Nhấp chuột phải và chọn Stop > Cuối cùng kiểm tra xem sự cố màn hình đã được khắc phục hay chưa.
Vô hiệu hóa Windows Error Reporting Service
Lập mới hồ sơ người dùng (User Profile) khác
Việc tạo một User Profile mới là một trong những mẹo khá hay không chỉ giải quyết vấn đề màn hình laptop bị nhấp nháy, giật lag mà còn có thể xử lý nhiều lỗi cũng như vấn đề khác trên laptop chạy Win 10. Để thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở Settings > Chọn vào mục Accounts.
Bước 2: Trong cửa sổ Accounts, chọn vào tab Family & other users bên trái cửa sổ > nhấn vào Add some else to this PC ở bên phải cửa sổ.
Chọn vào mục Add someone else to this PC
Bước 3: Màn hình mới hiển thị, chọn vào I don’t have this person’s sign-in information.
Chọn vào I don’t have this person’s sign-in information
Bước 4: Tiếp đó, chọn vào mục Add a user without a Microsoft account.
Chọn vào Add a user without a Microsoft account
Bước 5: Nhập tên tài khoản vào mục User Name > Nhập mật khẩu và xác nhận mật khẩu ở mục Enter password, Re-enter password > Điền thông tin ở mục In case you forget your password > Sau đó nhấn Next là đã tạo tài khoản người dùng mới thành công.
Kiểm tra lại cáp kết nối màn hình laptop
Cáp kết nối màn hình cực kỳ quan trọng là bộ phận truyền dẫn điện và tín hiệu từ mainboard lên màn hình laptop. Thế nên đôi khi màn hình có hiện tượng nhấp nháy, rung giật thì có thể do lỗi cáp kết nối lỏng hoặc đã bị hư hỏng.
Trong trường hợp này, người dùng cần tháo máy để kiểm tra cáp kết nối. Nếu nó bị lỏng thì cần gắn lại, còn nếu đã bị hư hỏng thì cần được thay thế. Lưu ý, việc tháo lắp và kiểm tra đòi hỏi người có chuyên môn, vì vậy người dùng nên đưa máy đến các trung tâm uy tín để được kiểm tra và khắc phục sự cố.
Thay màn hình mới nếu nó bị hỏng do tác động vật lý
Nếu như đã thử hết tất cả những cách trên nhưng tình trạng màn hình vẫn không có chuyển biến, thì nguyên nhân cuối cùng là màn hình laptop đã bị hỏng. Điều này có thể do laptop bị va chạm mạnh hoặc đã sử dụng quá lâu khiến màn hình đã cũ làm giảm khả năng hoạt động.
Khi gặp trường hợp này thì bắt buộc người dùng phải thay thế màn hình thì máy mới có thể hoạt động như bình thường. Để được thay màn hình chính hãng, người dùng nên lựa chọn những trung tâm sửa chữa uy tín.
Hy vọng với những chia sẻ của Tinker sẽ giúp bạn đọc khắc phục nhanh chóng khi gặp trường hợp màn hình laptop bị giật Win 10. Để có thêm nhiều mẹo, thủ thuật hay khi sử dụng máy tính, hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của Tinker nhé!