Macbook bị lỗi folder dấu chấm hỏi - Cách khắc phục chi tiết

Một ngày bạn khởi động máy Mac thì không thể vào màn hình Desktop mà chỉ hiện lên một thư mục cùng biểu tượng dấu chấm hỏi. Đây là tình trạng Macbook bị lỗi folder dấu chấm hỏi. Nếu đây là lần đầu tiên bạn gặp trường hợp này. Hãy làm theo các bước dưới đây của Tinker để khắc phục nhanh chóng.

Macbook bị lỗi folder dấu chấm hỏi là như thế nào?

Macbook sẽ không thể truy cập vào màn hình Desktop mà lúc này một folder cùng dấu chấm hỏi sẽ xuất hiện. Đối với các dòng Macbook Air hoặc Macbook Pro được sản xuất từ năm 2015 trở về trước như Macbook cũ 2015, Macbook cũ 2014,... còn nghe thấy âm thanh thông báo trước khi xuất hiện lỗi.

Biểu tượng này sẽ có kích thước tương tự như một thư mục bình thường và có màu xám. Nó sẽ xuất hiện ngay chính giữa màn hình.

Màn hình Macbook khi bị lỗi dấu chấm hỏi 

Biểu hiện Macbook bị lỗi dấu chấm hỏi

Lý do khiến Folder trên Macbook hiện dấu chấm hỏi

Macbook bị lỗi xuất hiện folder dấu chấm hỏi thường sẽ do 2 nguyên nhân chính khá phổ biến gây nên như:

  • Lỗi phần cứng: Hệ thống không thể tìm thấy ổ đĩa để khởi động vào chương trình MacOS. Hoặc có thể ổ đĩa của máy Mac đã bị hỏng.
  • Lỗi phần mềm: Hệ điều hành MacOS của máy bị lỗi hoặc người dùng lỡ tay xóa đi một số thông tin quan trọng và không thể hoạt động bình thường.

Sau khi đã biết được nguyên nhân chính khiến Macbook bị lỗi folder dấu chấm hỏi. Người dùng cần thực hiện những cách khắc phục dưới đây để xử lý nhanh chóng tình trạng này. 

Cách khắc phục tình trạng Macbook bị lỗi folder dấu chấm hỏi

Để khắc phục nhanh chóng tình trạng này, Tinker sẽ gợi ý đến bạn đọc một số cách đơn giản dưới đây. Cùng tham khảo ngay nhé!

Trường hợp 1: MacOS báo lỗi trong vài giây nhưng lại khởi động bình thường

Sau khi hiện tượng lỗi hiển thị trong vài phút thì máy tính khởi động lại bình thường. Khi gặp trường hợp này người dùng chỉ cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Nhấn chọn vào biểu tượng Apple ở góc trái phía trên màn hình > Chọn vào mục System Preferences > Tiếp tục chọn vào mục Startup Disk.

Macbook xuất hiện lỗi sau đó vẫn khởi động lại bình thường

Chọn vào mục Startup Disk

Bước 2: Click vào biểu tượng ổ khóa, sau đó điền mật khẩu để mở khóa cửa sổ. Lúc này người dùng mới có quyền chỉnh sửa trong cửa sổ này.

Bước 3: Nhấn vào ổ đĩa mà bạn muốn sử dụng để khởi động Macbook (Đa số các ổ đĩa sẽ được đặt tên là Macintosh HD) > Sau đó nhấn vào Restart để khởi động lại và khắc phục lỗi.

Khởi động lại để khắc phục sự cố

Lựa chọn ổ đĩa để cài đặt

Trường hợp 2: Màn hình Macbook báo lỗi và không vào được hệ điều hành

Trong trường hợp máy Mac xuất hiện, nếu bạn chờ đợi trong vài phút mà vẫn không thấy khởi động lại. Thì người dùng đừng quá lo lắng mà thực hiện một trong các hướng dẫn sau:

Reset lại PRAM của Macbook

Đây là cách sửa lỗi khởi động khá đơn giản. Tuy nhiên, với các dòng máy sử dụng chip Intel thì mới có thể áp dụng cách này. Còn với máy Macbook chip M1 hay Apple Silicone hệ thống sẽ tự động thiết lập lại PRAM khi gặp sự cố khởi động mà không cần sự can thiệp thủ công.

Bước 1: Tắt máy Mac đi bằng cách nhấn giữ nút nguồn khoảng vài giây.

Bước 2: Bật nguồn và ngay lập tức nhấn tổ hợp phím Command + Option + P + R. Giữ nguyên cho đến nghe bạn nghe thấy chuông khởi động thì thả ra. (Với máy Mac Intel sử dụng chip bảo mật Apple T2 thì nhấn giữ đến khi logo Apple xuất hiện sau quá trình khởi động lần thứ 2 thì thả ra).

Reset PRAM để khắc phục lỗi

Nhấn tổ hợp phím để reset PRAM

Khôi phục phiên bản MacOS cũ từ Recovery

Bước 1: Tắt máy Mac bằng cách nhấn giữ nút nguồn trong khoảng vài giây.

Bước 2: Khởi động lại máy Mac và nhấn giữ tổ hợp phím Command + R.

Bước 3: Khi máy đã vào chế độ Recovery và hiển thị cửa sổ MacOS Utilities. Người dùng chọn và mục Disk Utility để sửa chữa ổ đĩa khởi động.

Khôi phục MacOS cũ bằng Recovery

Chọn vào mục Disk Utility

Bước 4: Cửa sổ Disk Utility hiện lên, người dùng chọn vào ổ đĩa khởi động thông thường sẽ có tên là Macintosh HD

Bước 5: Tiếp tục chọn vào tab First Aid và click vào Repair Disk. Lúc này hệ thống sẽ tự động sửa chữa. Sau khi quá trình kết thúc nhấn Done.

Hệ thống sẽ tự khắc phục lỗi sau khi kiểm tra

Chọn vào Done để hoàn thành

Bước 6: Thoát ra khỏi cửa sổ Disk Utility. Người dùng nhấn vào biểu tượng Apple > Chọn Startup Disk chọn ổ đĩa khởi động rồi nhấn Restart.

Khôi phục MacOS từ Time Machine

Nếu như áp dụng theo cách Disk Utility mà Macbook vẫn bị lỗi folder chấm hỏi. Thì người dùng có thể khôi phục bản sao lưu từ Time Machine. Tuy nhiên, cách làm này sẽ xóa toàn bộ dữ liệu từ ổ cứng của bạn để thay thế bằng phiên bản MacOS và tệp tin trong bản sao lưu.

Bước 1: Tắt máy Mac bằng cách nhấn giữ nút nguồn trong vài giây.

Bước 2: Khởi động lại máy và ngay lập tức nhấn giữ tổ hợp phím Command + R.

Bước 3: Cửa sổ MacOS Utilities xuất hiện, chọn vào mục Restore a Time Machine Backup (hãy đảm bảo đĩa sao lưu Time Machine đang được kết nối).

Khôi phục MacOS bằng Time Machine

Chọn vào Restore a Time Machine Backup

Bước 4: Nhấn vào ổ đĩa chứa bản sao lưu Time Machine đang kết nối > Sau đó nhấn Continue.

Chọn vào ổ đĩa chứa bản sao lưu

Lựa chọn ổ đĩa chứa bản sao lưu

Bước 5: Lựa chọn bảo sao lưu > Tiếp đó nhấn Continue.

Lựa chọn vào bản sao lưu

Chọn vào bản sao lưu

Bước 6: Chọn vào vị trí giải nén nội dung bản sao lưu > Click vào Restore (Khôi phục) hoặc Go Back (Tiếp tục). Sau đó bạn chờ đợi quá trình khôi phục MacOS.

Lựa chọn vị trí giải nén cho bản sao lưu

Chọn vị trí giải nén

Cài lại hệ điều hành MacOS cho Macbook

Bước 1: Tắt máy Mac và khởi động lại cùng lúc nhấn tổ hợp phím Command + R.

Bước 2: Màn hình MacOS Utilities hiện ra, chọn vào mục Reinstall MacOS.

Lựa chọn Reinstall MacOS để cài lại hệ điều hành

Chọn vào Reinstall MacOS

Bước 3: Hệ thống sẽ gửi yêu cầu để bạn lựa chọn ổ đĩa cài đặt. Trong quá trình này không được gập màn hình lại mà hãy chờ đợi cho đến khi cài đặt hoàn tất. Nếu như hệ thống không tìm thấy ổ đĩa đó thì người dùng hãy xóa đi và phân vùng lại.

Bước 4: Tại màn hình MacOS Utilities, người dùng chọn vào mục Disk Utility.

Bước 5: Chọn vào thẻ View > Tiếp tục chọn Show All Device. Lúc này, Macbook sẽ hiện thị danh sách các ổ đĩa và phân vùng.

Bước 6: Chọn vào ổ đĩa và nhấn Erase với thiết lập các thông tin sau.

  • Name: Tên ổ đĩa mới
  • Format: Chọn APFS hoặc MacOS Extended (Journaled)
  • Scheme: Chọn GUID Partition Map.

Thiết lập thông tin cho ổ đĩa mới

Điền thông tin cho ổ đĩa mới

Bước 7: Tiếp đó bạn nhấn vào nút Erase một lần nữa để hệ thống xóa ổ đĩa và tiến hành phân vùng.

Bước 8: Sau khi đã hoàn thành, thoát khỏi Disk Utility và chọn Reinstall MacOS như bình thường.

Fix lỗi phân vùng ổ cứng khởi động với MacOS Utilities

Bước 1: Tắt máy Mac bằng cách nhấn giữ nút nguồn trong vài giây.

Bước 2: Nhấn nút nguồn để khởi động lại máy Mac. Ngay lập tức nhấn giữ tổ hợp phím Command + Option + R để khởi động chế độ MacOS Recovery. Nhấn giữ cho đến khi thấy màn hình mạng Wifi xuất hiện.

Bước 3: Chọn wifinhập mật khẩu để kết nối Internet chờ một lúc để máy vào tiện ích ổ địa MacOS.

Kết nối wifi cho máy Mac

Thiết lập kết nối wifi

Bước 4: Trong cửa sổ Disk Utility, chọn View > Tiếp tục chọn vào Show All Devices. Nếu không xuất hiện ổ cứng nào thì bạn đang gặp sự cố về phần cứng. Còn nếu vẫn xuất hiện ổ cứng thì bạn chọn vào ổ cứng và nhấn tab First Aid. (Thực hiện điều này cho từng vùng trên toàn ổ lưu trữ).

Fix lỗi phân vùng ổ cứng bằng MacOS Utilities

Thiết lập thông số cho toàn bộ ổ lưu trữ

Bước 5: Sau khi hoàn thành việc kiểm tra và sửa lỗi chọn vào Disk Utility > Tiếp tục chọn Quit Disk Utility từ thanh Menu. Cuối cùng khởi động lại máy Mac để kiểm tra xem có còn lỗi hay không.

Trên đây là cách sửa lỗi Macbook bị lỗi folder dấu chấm hỏi về sự cố phần mềm mà Tinker muốn chia sẻ đến bạn đọc. Đối với các lỗi phần cứng người dùng nên đưa đến các địa chỉ sửa chữa uy tín để được kiểm tra và khắc phục tốt nhất.