Hướng dẫn giả lập Windows trên Mac bằng VMWare Fusion
Nếu bạn đang tìm hiểu về cách cài Windows cho Macbook không qua Bootcamp thì phương pháp giả lập Windows trên Mac bằng VMWare Fusion sẽ là một lựa chọn không tồi nếu như bạn đang sử dụng các sản phẩm thương hiệu Mac như Macbook, Mac Pro hay Mac mini. Đây là một phương pháp chạy song song cả Windows lẫn Mac OS trên máy Mac được đánh giá rất cao bên cạnh sử dụng phần mềm Parallels. Cùng đọc ngay nội dung dưới đây để biết cách giả lập Windows trên Macbook với VMWare Fusion
Tổng quan về phần mềm VMWare Fusion
VMWare Fusion hay VMWare Workstation là 2 cái tên quá quen thuộc với người dùng. Đây là 2 phần mềm tạo máy ảo đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Được phát triển bởi hãng VMWare - Nhà cung cấp dịch vụ đám mây hàng đầu của Mỹ ra đời vào năm 1998. Chỉ khác biệt là VMWare Fusion dành cho MacOS và VMWare Workstation dành cho Windows.
VMWare Fusion có dung lượng khoảng 600MB, chiến khá ít tài nguyên trên Macbook. Hiện nay, trên thị trường phần mềm này có rất nhiều phiên bản khác nhau. Tuy nhiên, phiên bản VMWare Fusion 12 được công bố vào cuối năm 2020 cho thấy có nhiều tính năng ưu việt.
Phần mềm VMWare Fusion
Trên Fusion hãng đã chuyển đổi mã DirectX thành hệ thống Metal của Apple, Vì vậy sẽ có nhiều trò chơi mới và tốc độ nhanh hơn. Phần mềm này còn hỗ trợ cài đặt các phiên bản Windows cũ và bản phân phối Linux ít người biết đến.
Ngoài ra, phần mềm VMWare Fusion có giao diện dễ sử dụng. Tương thích với nhiều dòng máy Mac, có tính linh hoạt cao. Đặc biệt, ở phiên bản 12 này người dùng còn được sử dụng miễn phí với đầy đủ các tính năng.
Một số yêu cầu cần chuẩn bị trước khi cài đặt
Với phần mềm VMWare Fusion phiên bản thứ 12 mới nhất. Để có thể giả lập Windows trên Mac bằng VMWare Fusion, người dùng cần đảm bảo Macbook đáp ứng được tiêu chuẩn sau:
- Macbook phải được sản xuất từ năm 2011 trở lên (Ngoại trừ máy Mac Pro 2010 4 nhân 2010 với CPU Intel W3565 và máy Mac Pro 2010 có CPU 6 nhân, 8 nhân, 12 nhân đi kèm card đồ họa hỗ trợ Metal).
- Bộ nhớ trong RAM đạt tối thiểu là 4GB, nên có thêm nhiều bộ nhớ trong để thuận tiện cho quá trình khởi chạy máy ảo.
- Bộ nhớ ổ đĩa trống phải có hơn 750MB để có thể cài đặt VMWare Fusion và các tệp đi kèm.
- Máy Mac phải có hệ điều hành phiên bản MacOS Catalina 10.15 hoặc MacOS 11.0 Big Sur.
- Cấu trúc CPU của máy tối thiểu phải là x86-64.
- Tải thêm một file ISO Windows.
Chi tiết cách cài Windows cho Macbook bằng VMWare Fusion
Sau khi đã xác định được máy Mac đáp ứng tốt tiêu chuẩn đưa ra và chuẩn bị đầy đủ theo yêu cầu đề xuất. Người dùng có thể bắt đầu cài đặt phần mềm VMWare Fusion phiên bản mới nhất 12. Với các bước hướng dẫn sau:
Bước 1: Tải phần mềm VMWare và giải nén file > Kéo phần mềm VMWare Fusion vào mục Application.
Kéo phần mềm vào Application
Bước 2: Click đúp chuột vào phần mềm để khởi chạy và cài đặt. Nếu MacOS yêu cầu nhập tài khoản người dùng để cho phép phần mềm chạy trên máy Mac. Hãy điền tên tài khoản và mật khẩu để khởi chạy phần mềm.
Khởi chạy phần mềm
Bước 3: Với phiên bản VMWare người dùng sẽ có 2 tùy chọn.
- Nếu đã mua bản quyền tích chọn vào mục I have a license key for VMWare Fusion 12 > Nhập mã bản quyền vào ô trống phía dưới > Chọn Continue để tiếp tục.
- Nếu bạn muốn dùng thử thì chọn vào mục I want to try VMWare Fusion Professional for 30 days > Chọn Continue để tiếp tục (Đối với phiên bản dùng thử, sẽ được sử dụng trong vòng 1 tháng).
Lựa chọn 1 trong 2 tùy chọn
Bước 4: Tiếp đó 2 cửa sổ System Event và Accessibility hiển thị và yêu cầu quyền truy cập cho phần mềm VMWare. Hãy nhập vào OK và chọn vào Open System Preferences (Điều chỉnh hệ thống).
Cửa sổ System Preferences hiện lên chọn tab Privacy > Nhấn vào biểu tượng ổ khóa ở góc trái phía dưới cửa sổ > Chọn vào phần mềm VMWare nằm ở ô bên trái để cấp quyền.
Cấp quyền cho phần mềm
Bước 5: Sau khi hoàn thành cấp quyền phần mềm VMWare Fusion 12 sẽ chuyển đến giao diện Select the Installation Method. Người dùng mở file ISO Windows đã tải về trước đó kéo vào mục Install from disc or image.
Kéo file ISO vào phần mềm
Bước 6: Chờ đợi quá trình tải file hoàn tất > Nhấn vào Continue để tiếp tục.
File ISO được tải vào hoàn tất
Bước 7: MacOS sẽ yêu cầu bạn cấp quyền khởi chạy phần mềm. Chọn vào mục Open Security Preferences > Nhập tên tài khoản và mật khẩu. Tiếp đó chọn vào tab General > Nhấn chọn Allow (cho phép) để cấp quyền khởi chạy cho phần mềm.
Nhấn vào mục Allow
Bước 8: Tại đây, người dùng có 2 sự lựa chọn.
- Để thực hiện nhanh chóng và dễ dàng người dùng chọn vào Use Easy Install > Nhập tên tài khoản cho máy ảo tại Account Name > Chọn Continue để tiếp tục.
- Còn nếu không thì bạn có thể tự nhập đầy đủ các thông tin như Account Name (Tên đăng nhập), Password (Mật khẩu), Confirm Password (Xác nhận mật khẩu), Windows Product Key (Mã bản quyền Windows > Sau đó chọn Continue.
Điền thông tin máy ảo
Bước 9: Cửa sổ Integration hiện lên người dùng có thể lựa chọn 1 trong 2 phương án sau:
- More Seamless: dữ liệu của cả Windows và MacOS đều được dùng chung trong một phân vùng ổ cứng
- More Isolated: ngược với tùy chọn More Seamless, tùy chọn này cho phép tách riêng 2 phân vùng dữ liệu của 2 hệ điều hành ra 2 vị trí khác nhau
Tùy chọn 1 trong 2 phương án
Bước 10: Sau đó, người dùng tiếp tục lựa chọn phần lõi cho máy ảo.
- Tích chọn Legacy BIOS > Nhấn Continue để tiếp tục.
- Tích chọn UEFI > Nhấn Continue để tiếp tục
Nên chọn UEFI vì đây là tiêu chuẩn cao cấp hơn của bo mạch chủ. Tuy nhiên, nếu máy bạn là mẫu Macbook rất cũ, đời sâu như Macbook cũ 2011 trở về trước thì nên chọn Legacy BIOS.
Lựa chọn phần lõi cho máy ảo
Bước 11: Bước cuối cùng trong quá trình cài đặt người dùng có thể lựa chọn 2 phương án sau:
- Nhấn vào Finish để đồng ý với cấu hình mặc định cho máy ảo.
- Nhấn vào Customize Settings để tùy chỉnh lại cấu hình máy ảo theo mong muốn. Sau khi thiết lập xong thì nhấn vào Finish để hoàn thành.
Cấu hình máy ảo
Người dùng sẽ phải chờ đợi từ 10-20 phút để quá trình cài đặt hoàn tất. Sau đó có thể sử dụng Windows trên Macbook như bình thường.
Một số vấn đề liên quan tới VMWare Fusion
Khi giả lập Windows trên Mac bằng VMWare Fusion chắc chắn có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Để giúp bạn đọc có được câu trả lời chính xác, Tinker đã tổng hợp và giải đáp ngay dưới đây.
Không thể tải VMWare Fusion xuống?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến người dùng không thể tải xuống phần mềm VMWare trên Macbook. Dưới đây là một số cách khắc phục nhanh chóng, đơn giản mà bạn có thể áp dụng.
- Có thể bộ nhớ cache và cookie trên trình duyệt web đã bị đầy, người dùng nên xóa đi.
- Hãy tải phần mềm VMWare Fusion trên một trình duyệt khác.
- Thử đổi nguồn mạng khác và tải lại phần mềm.
- Tắt phần mềm chặn cửa sổ pop-up trên trình duyệt web.
- Tắt các phần mềm quét virus hoặc tường lửa trên máy tính.
- Restart lại Macbook và tải lại phần mềm.
Cách xóa hệ điều hành khỏi máy ảo VMWare Fusion
Bước 1: Click chuột vào biểu tượng phần mềm VMWare Fusion ở trên thanh Menu > Chọn vào Virtual Machine Library để mở trang quản lý máy ảo đã tạo.
Chọn vào Virtual Machine Library
Bước 2: Nếu bạn muốn xóa click chuột lên máy ảo đó > Nhấn vào mục Delete > Cuối cùng chọn Move to Trash để xóa toàn bộ file của máy ảo có trên Macbook.
Nhấn Delete để xóa hệ điều hành máy ảo
Cách gỡ cài đặt VMWare Fusion ra khỏi Macbook
VMWare Fusion 12 không có trình gỡ cài đặt phần mềm như nhiều phần mềm thông thường. Phần mềm và các file liên quan sẽ được lưu trữ trong mục Application. Để xóa phần mềm này, người dùng chỉ di chuyển VMWare Fusion và các file liên quan vào thùng rác. Bằng cách click chuột phải và chọn vào Move to Trash.
Di chuyển VMWare Fusion vào thùng rác
Một vài cách cài Win cho Macbook khác
Ngoài phần mềm VMWare Fusion thì còn rất nhiều cái tên taij máy áo để cài Win trên Macbook được người dùng ưa chuộng. Chắc chắn rằng một trong số cái tên mà Tinker chia sẻ dưới đây đã không còn quá xa lại với người dùng.
- Cài Win cho Macbook bằng BootCamp
- Giả lập Windows trên Mac bằng Parallels
- Cài Win cho Macbook bằng Veertu Desktop
Các phần mềm này đều có những ưu nhược điểm riêng. Mỗi phần mềm chắc chắn sẽ mang đến nhiều tiện ích cho người dùng. Tất cả các phần mềm trên đều tiêu tốn tài nguyên của Macbook nhưng rất ít. Ngoại trừ BootCamps, vì đây là phần mềm mặc định trên Macbook.
Hy vọng với những chia sẻ của Tinker về cách giả lập windows trên Mac bằng VMWare Fusion. Sẽ giúp bạn đọc biết thêm được một cách cài win trên Macbook. Cảm ơn đã dành thời gian theo dõi bài viết này. Chúc bạn đọc thực hiện thành công!