Hướng dẫn cài Win cho Macbook M1 đơn giản và chi tiết nhất
Năm 2020, Apple đã cho ra mắt CPU Apple M1 với cấu trúc ARM của riêng mình và trang bị trên các máy Macbook. Song song với đó là câu hỏi có thể cài Win cho Macbook M1 được không được đặt ra bởi rất nhiều người dùng. Với cấu trúc CPU mới được thiết kế riêng nên việc chạy Windows trên Macbook sử dụng CPU M1 Apple sẽ không giống như việc cài Win trên Macbook chạy CPU Intel. Người dùng chỉ có thể sử dụng một công cụ duy nhất là Parallels Desktop 17 để thực hiện. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết hơn.
Chuẩn bị trước khi cài Windows cho Macbook M1
Để có thể cài Windows cho Macbook M1 người dùng cần chuẩn bị các công cụ, phần mềm cần thiết sau để hỗ trợ quá trình diễn ra nhanh chóng, thuận tiện.
- Tải phần mềm Parallels Desktop 17 (Lưu ý: Bản 17.0.1 có thể dùng Tool cũ, còn đối với phiên bản 17.1 phải dùng Tool PD-Runner mới): https://www.parallels.com/pd/general/
- Download bộ cài Windows ARM. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà người dùng nên lựa chọn bộ cài Windows 10, 11 hoặc các phiên bản cũ hơn.
Hướng dẫn cài Win cho Macbook M1 bằng Parallels Desktop 17
Sau khi đã chuẩn bị các bước thực hiện ở trên, người dùng bắt đầu tiến hành các bước cài đặt nhanh chóng sau đây:
Bước 1: Bạn khởi động phần mềm Parallels Desktop 17 > Sau khi bật lên máy sẽ yêu cầu Update lên phiên bản mới thì hãy đóng cửa sổ bằng nút đỏ trên cùng bên trái của cửa sổ > Chọn No, use current.
Bỏ qua yêu cầu nâng cấp phần mềm
Bước 2: Giữ nguyên màn hình đang hiển thị phần mềm Parallels.
Giao diện phần mềm Parallels
Bước 3: Nhìn lên thanh menu nhấn và icon 2 gạch đỏ song song > Chọn vào mục Account & License.
Làm theo các bước như trên hình
Bước 4: Màn hình sẽ hiển thị cửa sổ mới yêu cầu bạn đăng nhập tài khoản để sử dụng công cụ này, nếu chưa có tài khoản thì hãy đăng ký > Tiếp theo nhấn và mục Business Edition > Chọn vào Try Free for 14 days.
Tạo tài khoản sử dụng phần mềm Parallels
Bước 5: Sau khi người dùng đã được sử dụng 14 ngày miễn phí. Tắt cửa sổ này đi và trở lại với màn hình ở bước 1 > Chọn vào mục Continue > Tải lên File Windows ARM người dùng đã tải về trước đó.
Bước 6: Thường thì máy sẽ tự động tìm đến File Windows, nhưng nếu máy không tìm thấy thì bạn có thể nhấn vào mục Choose Manually và tìm rồi tải lên.
Tải file ISO Windows vào phần mềm
Bước 7: Lúc này ai dùng file ISO Windows không hiển thị phiên bản Windows thì cứ chọn vào dòng trắng đầu tiên.
Lựa chọn ô trống đầu tiên
Bước 8: Ở bước này bạn giữ nguyên các thông tin đã được hệ thống cài đặt mặc định. Tích chọn vào Create alias on Mac desktop để tạo máy ảo và tích vào Customize settings before installation để cài đặt cấu hình.
Làm theo các bước như trên hình
Bước 9: Tiếp đó cửa sổ Customize sẽ hiển thị, người dùng cài đặt các thông số theo mong muốn. Hoặc nếu không có thể để mặc định theo hệ thống.
Cài đặt thông số cho máy ảo
Lưu ý: Với những ai cài Windows 11 thì ở trong phần này hãy vào mục Hardware > Nhấn dấu (+) ở phía dưới và chọn thêm TPM Chip để không bị lỗi “This PC doesn’t meet the minimum requirements”.
Thêm TMP Chip
Bước 10: Sau khi hoàn tất màn hình sẽ hiện lên cấu hình bạn đã thiết lập. Nếu muốn tiếp tục thì nhấn Continue, muốn điều chỉnh lại thì chọn vào Configure.
Cấu hình máy ảo sau khi thiết lập
Bước 11: Trong quá trình này nếu có yêu cầu truy cập thư mục hoặc camera thì hãy nhấn OK để cho phép. Nếu gặp cửa sổ yêu cầu cài Parallels Toolbox thì có thể nhấn Skin để bỏ qua.
Có thể bỏ qua cài đặt Parallels Toolbox
Đợi 1 lúc quá trình hoàn tất là đã xong bước cài Win cho Macbook M1. Tuy nhiên, đến đây vẫn chưa hoàn thành 100%, người dùng cần thực hiện thêm bước Bypass cho Parallels nữa là được.
Thực hiện Bypass Parallels Desktop 17
Sau khi đã thực hiện cài Win cho Macbook M1 thành công, người dùng sẽ tiến hành Bypass cho Parallels. Để làm được điều này cần tải PD-Runner về máy và thực hiện các bước sau:
Bước 1: Kéo PD-Runner vào mục Application.
Kéo PD-Runner vào Application
Bước 2: Tắt Parallels đi và chạy file PD-Runner trong Application. Lúc này ứng dụng sẽ xuất hiện trên thanh Menu nhấn vào đó > Chọn Batch Action > Tiếp tục chọn vào Start/Stop all VMs.
Khởi chạy file PD-Runner và làm theo hướng dẫn như hình
Lưu ý: Trong trường hợp chạy file lên bị báo lỗi như hình dưới đây thì có thể trước đã bạn đã sử dụng phiên bản PD-Runner cũ > Người dùng nhấn vào Show in Finder > Chọn vào file PD-Runner cũ để xóa đi và chạy lại Tool.
Gặp lỗi trong quá trình Bypass cho Parallels
Bước 3: Sau đó mở phần mềm Parallels lên và hệ thống báo Days until expiration: 1110 là người dùng đã Bypass thành công.
Màn hình hiển thị như trên là đã Bypass cho Parallels thành công
Một số lỗi hay gặp và cách khắc phục
Trong quá trình cài Win cho Macbook M1 chắc chắn không thể tránh khỏi rủi ro có lỗi xảy ra. Dưới đây là một số lỗi phổ biến và cách khắc phục đơn giản nhất mà bạn đọc có thể tham khảo và tự xử lý tại nhà khi gặp trường hợp tương tự.
Lỗi “This product was activated for a limited period of time has now expired…”
Ai đang gặp lỗi này thì có thể đã sử dụng phiên bản Parallels Desktop 17.0.1 kèm phiên bản tool cũ. Để có thể xử lý nhanh lỗi này thì hãy xóa và tải lại tool Bypass mới về dùng.
Lỗi sử dụng phiên bản Tool để Bypass không phù hợp
Lỗi “Unable to perform the operation because Windows 10 is not stopped”
Khi gặp trường hợp này hãy trở lại màn hình chính của Parallels. Trên đó sẽ thấy mục Action chọn vào đó > Nhấn Stop > Sau đó, chạy lại tool là hoàn thành. Hay người dùng có thể vào Control Center > Click chuột phải vào máy ảo chọn Stop.
Lỗi khi cài Windows cho Macbook M1
Lỗi “Trial has Expired”
Lỗi này xuất hiện ngay sau khi bạn đăng ký tài khoản Parallels. Do Email hoặc máy của bạn đã từng được đăng ký tài khoản trước đó. Vì vậy cần thực hiện theo hướng dẫn sau:
Lỗi do tài khoản đăng nhập
Bước 1: Đăng xuất tài khoản ra khỏi Parallels.
Bước 2: Vào System Preferences > Chọn mục Date & Time > Bỏ dấu tích ở ô “Set date and time automatically’. Chỉnh thời gian về trước khi đăng ký dùng thử Parallels trước đó. Sau đó lấy một email chưa từng sử dụng để cài Parallels để tạo một tài khoản mới và active Trial như đã hướng dẫn ở phần 2 của bài viết.
Lấy Email mới để tạo tài khoản trên Paralles
Bước 3: Cài Win hoặc chạy Win đã có sẵn, chạy Tool Bypass 1 lần.
Bước 4: Cuối cùng chỉnh ngày giờ bằng các tích lại ô “Set date and time automatically” đã bỏ trước đó. Lần sau mở máy ảo chỉ việc click vào File Windows, kể cả hết hạn vẫn có thể sử dụng được.
Lỗi “Failed to start the VM: The configuration file on you specified is invalid”
Trường hợp này là do máy ảo đã đặt tên khác với cấu hình trong Tool Bypass. Người dùng chỉ cần Shutdown máy ảo > Nhấn vào icon của Parallels 2 gạch đỏ song song trên thanh Menu > Chọn vào Control Center > Kiểm tra tên máy ảo, nếu không đúng thì nhấn chuột phải chọn Configure > Phần Name sửa lại cho trùng khớp và chạy được Tool Bypass.
Lỗi máy ảo và Bypass có tên khác nhau
Lỗi “ The Command is available only in Parallels Desktop for Mac Pro or Business Edition”
Hệ thống báo lỗi này có nghĩa là sau khi đăng ký tài khoản Parallels người dùng chưa Active Trial 14 ngày phiên bản Business Edition. Hãy thực hiện theo hướng dẫn ở phần "Hướng dẫn cài Win cho Macbook M1 bằng Parallels Desktop 17 bước 3 và bước 4."
Lỗi chưa Active Trial 14 ngày
Lỗi “Unable to connect to Parallels Services”
Lỗi này xuất hiện khi bạn chưa đăng nhập tài khoản Parallels. Vì vậy, không thể chạy được Tool Bypass. Hoặc có thể bạn đang chọn vào Block alert trial, hãy bỏ dấu tích đi mới có thể đăng nhập được.
Lỗi chưa đăng nhập tài khoản Parallels
Bài viết trên Tinker đã chia sẻ tới bạn đọc cách cài Win cho Macbook M1 bằng Parallels Desktop 17 vô cùng chi tiết. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã liệt kê một số lỗi thường gặp cũng như đưa ra giải pháp phù hợp. Bạn đọc có thể tham khảo và thực hiện cài đặt cũng như fix lỗi ngay tại nhà. Chúc bạn đọc cài Win cho Macbook M1 thành công.
>> Đọc thêm về các cách cài Win cho Macbook khác nếu như Macbook của bạn sử dụng CPU Intel: 4 cách cài Win cho Macbook năm 2022 chi tiết, dễ thực hiện