CPU - Bộ vi xử lý được ứng dụng rất nhiều trong các thiết bị điện tử như: smartphone, laptop, máy tính bàn, table, robot,... Đây là một bộ phận chiếm vị trí quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất hoạt động của sản phẩm. Vậy CPU - Bộ vi xử lý máy tính là gì? Chức năng của bộ vi xử lý? Cấu tạo của bộ vi xử lý ra sao? Để có thêm nhiều thông tin hữu ích hãy cùng Tinker đọc bài viết sau đây.
CPU - Bộ vi xử lý là gì?
CPU được biết đến với những tên gọi khác như bộ vi xử lý hay CHIP. Đây được xem là bộ não của toàn bộ hệ thống. CPU là thiết bị dùng để tiếp nhận và ra lệnh cho các bộ phận khác xử lý những hoạt động diễn ra trên máy tính của người dùng. Vì vậy, nếu CPU có đời càng cao thì tốc độ hoạt động của máy tính cũng nhanh. Với kích thước nhỏ bé chỉ gấp 2 lần 1 đồng xu, nhưng sản phẩm này lại chiếm vị trí vô cùng quan trọng.
Hiện tại, trên thị trường đang có 2 nhà sản xuất bộ vi xử lý lớn nhất thế giới là Intel và AMD. Các hãng sản xuất đã cho ra đời rất nhiều thế hệ khác nhau từ cơ bản cho đến cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của từng đối tượng người dùng.
Cấu tạo của bộ vi xử lý
Bộ vi xử lý được cấu tạo từ hàng triệu bóng bán dẫn. Đều được sắp xếp trên một bảng mạch nhỏ. CPU sẽ có 5 bộ phận, trong đó có 3 bộ phận chính: CU, ALU, Registers. Để tìm hiểu thêm về các bộ phận, hãy tham khảo ngay dưới đây:
+ Khối điều khiển CU: Đây là thành phần cốt lõi của CPU. Chúng có khả năng điều khiển các hoạt động của CPU. Khối điều khiển hoạt động chính xác nhờ các xung nhịp đồng hồ của hệ thống.
+ Khối tính toán ALU: Được biết đến có khả năng xử lý các bài toán và logic sau đó trả thông tin đến các phần lưu trữ như thanh ghi hoặc bộ nhớ.
+ Các thanh ghi Registers: Phần này có dung lượng lưu trữ rất ít nhưng đổi lại tốc độ truy cập rất nhanh. Có rất nhiều thanh ghi và mỗi loại đảm nhiệm một vai trò khác nhau.
+ Opcode: Phần này có chứa mã máy của CPU, tuy nhiên phần này không quan trọng, không nhất thiết phải có.
+ Phần điều khiển: Dùng để thao túng các khối và tần số xung nhịp, phần này cũng không cần thiết trong CPU.
Chức năng của bộ vi xử lý?
Cho đến thời điểm hiện nay đã có rất nhiều thế hệ CPU, nhưng dù cải tiến về mặc công nghệ thì các sản phẩm này đều có chung một chức năng nhất định trong hệ thống máy tính là tìm nạp dữ liệu, giải mã dữ liệu và thực thi dữ liệu.
+ Tìm nạp dữ liệu: CPU sẽ hoạt động khi nhận được yêu cầu của người dùng trên máy tính. Nạp dữ liệu và sau đó chuyển đổi thành các mã lệnh chỉ có chữ, số và gửi các mã lệnh này sang cho RAM.
+ Giải mã dữ liệu: Sau nhận nạp và nhận các lệnh vừa thu được. CPU tiếp tục chuyển thông số này đến cho bộ mạch. Đến đây các lệnh lại tiếp tục được giải mã và chuyển đến bước thực thi.
+ Thực thi dữ liệu: Sau khi tiếp nhận được lệnh vừa được giải mã. Các bộ phận trong CPU sẽ bắt đầu quá trình xử lý các yêu cầu của người dùng. CPU Register ghi nhận và trả thông tin về cho người dùng.
Các thông số trên CPU và cách đọc
Trên những sản phẩm CPU sẽ có nhiều thông tin hữu ích mà khách hàng cần chú ý để lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng và tài chính. Tinker sẽ lấy ví dụ về 2 thương hiệu vi xử lý đang được ưa chuộng để khách hàng tham khảo.
Ví dụ: Intel core i7-1165G7
- Intel: Tên công ty.
- Core: Tên thương hiệu CPU.
- i7: Dòng chip, hiện nay đã có 4 dòng chip chính như core i3, core i5, core i7, core i9.
- 1165: Thế hệ chip thứ 11.
- G7: Hậu tố - Thế hệ chip có tích hợp bộ xử lý đồ họa.
Ví dụ: AMD Ryzen 7 4800 HS
- AMD: Tên công ty.
- Ryzen: Tên thương hiệu CPU.
- 7: Dòng sản phẩm.
- 4: Thế hệ chip thứ 4.
- 8: Sức mạnh CPU.
- 00: Số kiểu máy.
- HS: Hậu tố.
Tại sao nên lựa chọn CPU - Bộ vi xử lý của Tinker?
CPU - Bộ vi xử lý của Tinker cung cấp là những sản phẩm chính hãng 100% của các thương hiệu nổi tiếng như Intel, AMD. Các sản phẩm đều có hóa đơn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khi mua sản phẩm tại Tinker bạn sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi đặc biệt. Bên cạnh đó, ngoài chất lượng về sản phẩm chúng tôi còn có đội ngũ tư vấn viên, kỹ thuật viên sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7 giải đáp các thắc mắc trước trong và sau quá trình mua hàng.
Bộ vi xử lý là bộ phận quan trọng của những chiếc máy tính. Chính vì vậy, bạn cần phải xác định được nhu cầu sử dụng để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất. Nếu còn những thắc mắc cần được tư vấn và hỗ trợ, hãy nhấc máy liên hệ với chúng tôi theo các thông tin dưới đây.
- Hotline: 0961.363.088
- Email: info@tinker.vn