Hướng dẫn cách kiểm tra Macbook cũ trước khi mua chuẩn nhất
Nắm rõ những cách kiểm tra Macbook cũ sẽ giúp cho việc chọn mua Macbook cũ trở nên dễ dàng hơn cũng như đảm bảo hạn chế được rủi ro trong điều kiện tài chính hạn hẹp. Trong bài viết dưới đây, Tinker xin được chia sẻ tới các bạn những điều cần nắm được trong quá trình kiểm tra chất lượng của những sản phẩm Macbook đời cũ ra sao.
Các bước kiểm tra ngoại hình Macbook cũ
Check Macbook cũ về mặt ngoại hình là bước đầu tiên để bạn đánh giá được có nên mua hay không. Bởi ngoại hình đẹp, chỉ trầy xước nhẹ thì có thể thấy chủ nhân của nó giữ gìn rất cẩn thận. Vì vậy, có thể xem xét các yếu tố khác để sở hữu.
Kiểm tra vỏ ngoài máy có bị xước móp không
Với một chiếc macbook dù giá rẻ đến đâu nhưng vỏ ngoài của máy bị móp méo nghiệm trọng. Thì chúng tôi khuyên bạn không nên mua. Vì có thể Macbook này đã bị rơi rớt. Điều này không thể tránh khỏi việc ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong.
Check Macbook cũ đảm bảo về mặt ngoài hình
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại Macbook cũ như: like new, 99%, 98%,... Tùy thuộc vào nhu cầu và tài chính mà người dùng có thể lựa chọn phù hợp nhất.
+ Like new hay 99%: Là những chiếc macbook có ngoại hình trầy xước ít, nhẹ.
+ Từ 96 - 98%: Những chiếc Macbook này có ngoại hình tương đối ổn, nhưng không còn được đẹp.
Kiểm tra màn hình
Màn hình là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến trải nghiệm của người dùng. Đặc biệt, các màn hình Macbook được ứng dụng công nghệ Retina độc quyền nên có giá thành khá cao. Để kiểm tra màn hình bạn có thể thực hiện các bước sau:
+ Chuyển nền màn hình thành màu đen để kiểm tra các điểm chết.
+ Chuyển nền màn hình thành màu trắng để kiểm tra các đốm sáng và hở màn hình.
+ Nhìn nghiêng từ nhiều hướng để kiểm tra xem màn hình có bị ám màu không.
Cách kiểm tra máy Macbook Pro, Air cũ về màn hình
Ngoài ra, Macbook Pro còn có lỗi bong lớp chống lóa cần kiểm tra kỹ để mang đến trải nghiệm tốt nhất. Bởi Apple chỉ bảo hành cho các máy có model sản xuất chưa quá 4 năm. Về màn hình không nên mua những chiếc Macbook cũ có màn hình bị nhiễu, có điểm chết, bị ám màu hay bị loang lớp chống lóa.
Kiểm tra bàn phím
Có rất nhiều cách để kiểm tra xem bàn phím của Macbook có bị liệt hoặc kẹt ở phím nào hay không. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc 2 cách đơn giản và thực hiện dễ dàng.
Cách 1: Sử dụng phần mềm test trên Macbook
Bước 1: Chọn biểu tượng Apple > System Preferences > Keyboard.
Chọn vào mục Keyboard để kiểm tra bàn phím
Bước 2: Cửa sổ Keyboard hiển thị > Chọn vào mục Show Keyboard, Emoji & Symbol Viewers in menu bar.
Bước 3: Ở góc bên phải phía trên thanh menu sẽ hiển thị biểu tượng icon như hình dưới > Chọn vào mục Show Keyboard Viewer.
Một bàn phím ảo xuất hiện, bạn chỉ cần gõ từng phím và xem phản hồi không. Nếu tất cả các phím đều nhảy thì bàn phím không bị liệt phím hay kẹt phím.
Test bàn phím bằng phần mềm tích hợp trên Macbook
Cách 2: Sử dụng phần mềm ngoài
Bước 1: Truy cập vào trang web theo đường dẫn https://en.key-test.ru/.
Bước 2: Chọn vào biểu tượng quả táo để chuyển qua bàn phím chuẩn Apple.
Bước 3: Nhấn từng phím để kiểm tra phản hồi.
Check bàn phím Macbook bằng website
>> Đọc thêm bài viết: Hướng dẫn vệ sinh Macbook bàn phím thực hiện ngay tại nhà
Test Macbook Pro, Air cũ phần Trackpad
Với Trackpad bạn cũng có thể kiểm tra dễ dàng ngay trên Macbook. Bằng cách thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Nhấn vào biểu tượng quả táo ở góc bên trái phía trên màn hình > System Preferences > Chọn vào mục Trackpad.
Bước 2: Màn hình Trackpad hiển thị > Chọn vào mục Point & Click > Nhấn Tap to click.
Bước 3: Nhấn vào các vị trí trên Trackpad để kiểm tra lực phản hồi. Có thể dùng ngón tay di chuyển một thư mục, file trên khắc bề mặt trackpad để kiểm tra có bị liệt ở phần nào không.
Cách check Trackpad trên Macbook
Check các cổng kết nối của máy Macbook
Lưu ý tiếp theo trong danh sách những cách kiểm tra macbook cũ đó là check kỹ các cổng kết nối của máy.
Hãy ngắt kết nối tất cả các dây cáp, thiết bị ngoại vị vào Macbook và kiểm tra xem có nhận hay không. Nếu cổng không nhận kết nối thì không nên mua. Bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình làm việc của bạn.
Kiểm tra các cổng kết nối của Macbook cũ
Kiểm tra phần bản lề máy Macbook
Hãy chú ý kiểm tra bản lề của Macbook xem có bị gãy hay không. Nếu bị hư hỏng rất dễ ảnh hưởng đến kết nối giữa màn hình và các dây mạch dễ bị chập. Trong khi để thay thế chi phí khá cao. Chính vì vậy, khi thấy bản lề bị mòn sắp gãy thì không nên mua.
Check kỹ phần bản lề của máy Macbook trước khi mua
Cách check Macbook Pro, Air cũ phần thông tin bên trong
Ngoài hình là điều kiện cần thì các thông tin của Macbook là điều kiện đủ. Bạn phải kiểm tra kỹ càng các thông tin này để có thể đánh giá được mức giá đưa ra của người bán có phù hợp với chiếc Macbook này không.
Check Serial Number của máy xem bảo hành, nguồn gốc xuất xứ
+ Kiểm tra số serial của Macbook: Bạn có thể kiểm tra ở dưới đáy của chiếc Macbook hoặc vào hệ thống để kiểm tra.
Bước 1: Click vào logo Apple > About This Mac.
Bước 2: Cửa sổ mới xuất hiện > Chọn vào mục Overview > Kiểm tra ở mục Serial Number.
Kiểm tra Serial Number của máy Macbook
+ Kiểm tra bảo hành của Macbook trong hệ thống.
Bước 1: Chọn vào biểu tượng Apple ở góc trái phía trên màn hình > About This Mac.
Bước 2: Cửa sổ mới xuất hiện > Chọn vào mục Service > Check my service and Support coverage status.
Kiểm tra thời hạn bảo hành trong phần Service của Macbook
Bước 3: Nhập mã serial của máy > Nhập mã captcha > Continue.
Nhập số Serial và mã Captcha để kiểm tra thời hạn bảo hành
Kiểm tra cấu hình đã đúng với thông tin đưa ra của người bán hay chưa
Để kiểm tra xem các thông số mà người dùng cung cấp có đúng hay không. Hãy thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Nhấp vào biểu tượng quả táo > This About Mac.
Bước 2: Một cửa sổ mới xuất hiện bao gồm đầy đủ các thông tin. Bạn có thể kiểm tra từng mục như: Overview, Display, Storage, Support, Service để check thông tin.
Kiểm tra cấu hình của Macbook cũ
>> Xem thêm bài viết: Hướng dẫn cách kiểm tra cấu hình Macbook siêu đơn giản
Cách kiểm tra Macbook Pro, Air cũ đã thoát iCloud và pass BIOS
Khi mua Macbook thì cần thoát hết icloud của người dùng cũ. Nếu bạn chưa biết cách thì có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Nhấp vào biểu tượng logo quả táo > Tiếp tục chọn System Preferences > Chọn Apple ID (hoặc iCloud) tùy phiên bản.
Bước 2: Chọn vào mục Overview > Nhấp vào Sign Out để đăng xuất tài khoản.
Bước 3: Nhấn nút nguồn khởi động máy > Sau đó nhấn giữ nút Option trên bàn phím > Nếu máy yêu cầu mật khẩu thì đó là pass BIOS, yêu cầu người bán nhập mật khẩu đến thoát.
Cách kiểm tra máy Macbook cũ có cài MDM
MDM (Mobile Device Management) là phần mềm có khả năng quản lý, điều khiển máy tính từ xa. Những chiếc Macbook có cài MDM sẽ thường xuyên có các thông báo khiến người dùng cảm thấy khó chịu.
Để kiểm tra Macbook cũ của bạn có cài MDM hay không thì có thể cài đặt lại hệ điều hành Mac OS. Nếu có hiển thị thông báo như trên thì đã có cài MDM.
Hướng dẫn cách kiểm tra Macbook cũ về phần cứng và các tính năng
Phần cứng là yếu tố quan trọng để bạn ra quyết định có nên mua Macbook hay không. Bởi đây là các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của máy. Để kiểm tra các bộ phận này, bạn có thể tham khảo các cách sau đây.
Kiểm tra dung lượng Pin Macbook
Chọn vào biểu tượng quả táo Apple > About This Mac > System Report > Power. Tại đây sẽ có toàn bộ thông tin liên quan đến pin Macbook mà bạn có thể check.
>> Xem kỹ hơn bài viết: Cách kiểm tra pin Macbook đơn giản, nhanh chóng
Kiểm tra khả năng kết nối không dây Bluetooth và Wifi
+ Để kiểm tra bluetooth có hoạt động tốt. Chọn vào biểu tượng quả táo Apple > System Preferences > Bluetooth > Turn Bluetooth on và kết nối với loa hoặc điện thoại để kiểm tra.
+ Đề kiểm tra wifi bạn hãy thử kết nối với các mạng. Xem Macbook có kết nối được khi thực hiện tìm kiếm thông tin trên google và nghe nhạc trên youtube.
>> Đọc thêm: Macbook không kết nối được Wifi nguyên nhân và cách khắc phục
Kiểm tra Camera, Mic, cảm ứng, đèn bàn phím
+ Để kiểm tra camera của Macbook hãy bật Facetime của macbook lên và xem chất lượng hình ảnh hiển thị có tốt không.
+ Để kiểm tra Mic bạn có thể bật Siri để trò chuyện hoặc mở google và bấm vào mic để tìm kiếm thông tin gì đó.
+ Để kiểm tra đèn bàn phím thì hãy thực hiện các bước. Chọn biểu tượng logo táo > Chọn System Preferences > Chọn Keyboard > Tích vào mục Adjust keyboard brightness in low light > Sử dụng điện thoại bật đèn flash chiếu vào camera. Nếu đèn bàn phím và màn hình sáng hơn thì cảm biến vẫn hoạt động.
Kiểm tra khả năng phát âm thanh qua tai nghe, qua loa ngoài
Nếu muốn kiểm tra loa phải và loa trái có còn hoạt động tốt, bạn có thể thực hiện Chọn logo quả táo Apple > System Preferences > Sound > Output.
Hãy chú ý mà mục Balance. Nếu cả 2 loa đều hoạt động thì mũi tên sẽ nằm ở giữa. Còn nếu chỉ có loa bên trái hoặc loa bên phải hoạt động thì mũi tên sẽ chạy về một trong 2 hướng.
Kiểm tra Bo mạch chủ Mainboard
Để kiểm tra được bo mạch chủ Mainboard thì bắt buộc bạn phải mở Macbook ra. Chính vì vậy, đơn giản nhất vẫn là bạn hãy xem kỹ ốc vít được gắn trên macbook. Nếu bị méo mó thì nghĩa là đã được tháo ra nhiều lần.
Tuy nhiên, đây chỉ là yếu tố nhận biết đã tháo ra, còn về mặt sửa chữa thì không thể khẳng định. Chính vì vậy, hãy đưa theo một người có kinh nghiệm để nhờ họ kiểm tra.
Kiểm tra loại và tuổi thọ của GPU (card xuất hình)
Tuổi thọ của CPU ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của máy. Chính vì vậy, cần kiểm tra kỹ bộ phận này. Bạn có thể ứng dụng Unigine Heaven để chạy và kiểm tra. Nếu chip xử lý của máy đã hoạt động trong khoảng thời gian quá dài thì hãy cân nhắc trước khi mua nhé!
Kiểm tra cục sạc của Macbook
Đừng quên kiểm tra củ sạc Macbook. Bạn có thể cắm sạc vào máy và kiểm tra xem sau vài phút dung lượng pin có tăng lên không.
Hướng dẫn check Macbook cũ với App Hardware để kiểm tra linh kiện
Đây là phần mềm Apple đã tích hợp sẵn trên Macbook chuyên sử dụng để Test linh kiện phần cứng của máy. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra được các bộ phận như; CPU, GPU, RAM và sạc. Để sử dụng được app test này bạn có thể thực hiện như sau:
Bước 1: Tháo tất cả các thiết bị ngoại vi đang kết nối với macbook > Cắm sạc cho máy > Chọn vào biểu tượng Apple > Nhấn Shutdown.
Bước 2: Bấm nút nguồn và nhấn giữa phím D cho đến khi máy chuyển sang chế độ Diagnostics.
Bước 3: Kiểm tra thông tin xem máy có bị lỗi bộ phận nào không.
Trên đây là cách kiểm tra Macbook cũ chuẩn nhất dành cho người chưa có nhiều kinh nghiệm. Hy vọng sẽ giúp ích cho khách hàng lựa chọn được chiếc Macbook chất lượng tốt. Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng Macbook cũ hãy liên hệ ngay Tinker để mua được sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý.