Cách kiểm tra laptop cũ trước khi mua cho người không chuyên
Laptop cũ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những ai có tài chính hạn hẹp. Tuy nhiên, khi mua hàng không phải ai cũng biết cách kiểm tra laptop cũ, nên nhiều lúc bạn sẽ mua phải những chiếc máy bị hư hỏng một bộ phận nào đó. Bởi không chỉ đơn giản là kiểm tra ngoại hình mà yếu tố phần cứng bên trong cực kỳ quan trọng và rất khó để kiểm tra nếu bạn không có kinh nghiệm. Bài viết này Tinker sẽ chia sẻ những yếu tố mà bạn cần kiểm tra cũng như có hướng dẫn cách test laptop cũ đơn giản, nhanh chóng dành cho dân không chuyên sẽ phần nào giúp bạn hạn chế mua phải những sản phẩm kém chất lượng hơn rất nhiều so với giá tiền.
Kiểm tra tổng thể ngoại hình bên ngoài
Khi mua Laptop cũ, điều đầu tiên mà người dùng cần quan tâm chính là ngoại hình của máy. Nhiều người cứ nghĩ ngoại hình không quan trọng chỉ cần chú tâm đến các phần cứng của máy là được. Điều đó không phải hoàn toàn sai nhưng cũng chưa đúng. Bởi vẻ ngoài của một chiếc laptop sẽ phản ánh được chiếc máy đó của bạn có bị tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong hay không.
Nếu chỉ là các vết trầy xước nhẹ bên ngoài thân máy thì điều đó không đáng lo ngại. Vì mua laptop cũ nên vấn đề trầy xước là không thể tránh khỏi, bạn đừng quá kỳ vọng về một chiếc máy hoàn hảo vwd ngoại hình. Nhưng nếu một số vị trí bị móp méo có hiện tượng của va đập mạnh. Thì chắc chắn rằng không tránh khỏi việc ảnh hưởng đến một số thiết bị phần cứng. Vậy nên, người dùng nên cân nhắc trước khi mua những chiếc máy này.
Để kiểm tra tổng quan ngoại hình của laptop, hãy chắc chắn rằng máy không bị móp méo ở vị trí nào. Sau đó test thử bản lề của laptop bằng cách gập màn hình lên xuống vài lần để kiểm tra khớp nối có bị lỏng lẻo hay không. Tiếp đến kiểm tra xem các viền có bị hở, đặc biệt xem thật kỹ ở các góc máy vì có thể bị hở điện ở khu vực đó khá nguy hiểm khi sử dụng.
Kiểm tra ngoại hình laptop cũ
Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của máy laptop cũ
Sau khi đã kiểm tra ngoại hình và nó đáp ứng được các tiêu chí của bạn. Hãy tiến hành kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của máy bằng cách đối chiếu số Seri trên vỏ máy với hệ thống. Nếu số Seri không khớp, bước này giúp bạn biết được chiếc laptop này có thể đã bị tác động phần cứng hoặc thay vỏ. Để kiểm tra cũng khá đơn giản, người dùng có thể làm theo 2 cách mà Tinker hướng dẫn sau đây.
+ Cách 1: Xem số Seri bằng công cụ Windows PowerShell
Bước 1: Nhập cụm từ Windows PowerShell vào thanh tìm kiếm cạnh Menu Start ở góc trái phía dưới màn hình > Khi phần mềm hiển thị nhấn vào Open để khởi chạy.
Mở công cụ Windows PowerShell
Bước 2: Khi phần mềm Windows PowerShell xuất hiện, gõ lệnh gwmi win32_bios | fl SerialNumber > Sau đó nhấn Enter > Lúc này sẽ xuất hiện mã số Seri của máy.
Nhập lệnh vào bảng Windows PowerShell
Bước 3: Cuối cùng, người dùng tiến hành đối chiếu với số Seri ở mặt dưới của máy ở dòng có ký hiệu S/N. Nếu trùng khớp thì máy chưa bị thay thế phần cứng hoặc vỏ ngoài.
+ Cách 2: Xem số Seri bằng công cụ Command Prompt
Bước 1: Nhập Cmd vào thanh tìm kiếm cạnh Menu Start ở góc trái phía dưới màn hình > Khi phần mềm hiển thị, nhấn vào Open để khởi chạy.
Mở phần mềm Command Prompt
Bước 2: Khi bảng Command Prompt hiện lên, gõ lệnh wmic bios get serialnumber > Sau đó nhấn Enter > Lúc này sẽ xuất hiện mã số Seri của máy.
Nhập lệnh vào bảng Command Prompt
Bước 3: Tiếp đó, người dùng đối chiếu số Seri vừa hiển thị trên hệ thống với số Seri ở ngoài vỏ máy. Nếu trùng khớp thì máy vẫn còn nguyên zin và chưa bị thay thế phần cứng hoặc vỏ ngoài.
+ Cách 3: Xem số Seri trong Bios
Tùy thuộc vào từng dòng máy mà cách truy cập vào Bios Settings của những chiếc laptop sẽ có sự khác nhau. Đối với các dòng máy như Dell, Acer, Asus, Lenovo, Toshiba, MSI là phím F2, máy HP là phím F10 và máy Lenovo Thinkpad là phím F1.
Sau khi nhấn các phím trên, màn hình sẽ xuất hiện các thông tin của máy và mã số Seri sẽ nằm trong mục Serial Number. Khi đã có được mã số trên hệ thống, tương tự như 2 cách trên, tiến hành đối chiếu với số Seri ở ngoài vỏ máy.
Kiểm tra mã số Seri trong Bios
Kiểm tra thông số kỹ thuật, cấu hình laptop cũ
Khi kiểm tra laptop cũ, cấu hình của máy sẽ là điều mà bạn cần quan tâm chủ yếu vì đó là phần sẽ quyết định hiệu năng sử dụng có phục vụ được cho nhu cầu của bạn hay không. Sau khi tham khảo các thông tin từ người bán, người dùng nên đối chiếu một lần nữa trong chính chiếc máy mình định mua để đảm bảo rằng các thông tin được cung cấp là đúng. Để xem chi tiết thông số kỹ thuật của máy, người dùng hãy thực hiện theo một trong 2 cách dưới đây:
+ Cách 1: Check cấu hình laptop cũ bằng DirectX Diagnostic Tool
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run > Nhập lệnh dxdiag vào ô Open > Sau đó nhấn OK.
Bước 2: Lúc này cửa sổ DirectX Diagnostic Tool xuất hiện, người dùng có thể kiểm tra đầy đủ thông tin cấu hình của laptop cũ bao gồm:
- System: Thông tin về tên laptop, hệ điều hành, ngôn ngữ, nhà sản xuất, CPU, RAM,...
- Display: Thông tin về card màn hình. Có một số dòng laptop cũ được trang bị 2 card màn hình gồm onboard và card rời nên có thể sẽ hiển thị 2 tab Display.
- Sound: Thông tin về hệ thống âm thanh của máy.
- Input: Thông tin về bàn phím và chuột.
Đầy đủ thông tin cấu hình của laptop
+ Cách 2: Kiểm tra cấu hình trong mục Setting (đối với Windows 10)
Bước 1: Nhấn chọn vào mục Settings (Cài đặt) ở thanh taskbar trong Menu Start > Khi hộp thoại hiển thị, chọn vào mục System (Hệ thống).
Chọn vào mục System
Bước 2: Ở thanh bên trái, cuộn xuống và chọn vào tab About > Lúc này ở phía bên phải, một số thông tin của laptop sẽ được hiển thị bao gồm có: Device name (Tên thiết bị), Processor (Bộ xử lý), System type (Loại hệ thống),... Hãy đối chiếu lại với thông tin xuất hiện ở đây với thông tin của bên bán để đảm bảo chính xác về mặt thông số, cấu hình của máy.
Các thông số kỹ thuật của laptop
Kiểm tra ổ cứng SSD/HDD của laptop
Sau khi đã kiểm tra về tổng quan cấu hình của laptop, người dùng tiến hành kiểm tra chi tiết cho từng bộ phận. Trong đó, ổ cứng là linh kiện sẽ mất nhiều thời gian nhất khi kiểm tra. Với người có chuyên môn thì có thể dễ dàng kiểm tra bằng mHDD có trong bộ đĩa Hiren’s Boot CD. Còn với những ai muốn đơn giản và nhanh chóng không có kiến thức nhiều thì có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe của ổ cứng bằng phần mềm Hard Disk Sentinel.
Đây là phần mềm test ổ cứng cho dân không chuyên phổ biến nhất hiện nay. Hard Disk Sentinel được đánh giá cao vì có thể kiểm tra cả trên ổ HDD và SSD. Nó sẽ báo cáo tình trạng hiện tại của ổ cứng để người dùng có thể xem xét, đánh giá trước khi mua chiếc laptop này. Những thông số mà bạn cần quan tâm đó là
Bước 1: Tải phần mềm Hard Disk Sentinel về máy tại Website chính thức theo đường dẫn https://www.hdsentinel.com/ > Khởi chạy phần mềm để tiến hành kiểm tra ổ cứng của laptop cũ.
Bước 2: Người dùng quan tâm đến thông số Health (Tình trạng sức khỏe) trong mục Overview (Tổng quan). Nếu nó hiển thị kết quả là Excellent hoặc Good nghĩa là ổ cứng vẫn đang hoạt động tốt. Còn nếu trả kết quả là Fail hoặc Critical thì ổ cứng của chiếc máy đó đã quá cũ, thậm chí nó có thể đang gặp phải lỗi và cần thay ổ cứng mới.
Phần mềm Hard Disk Sentinel check tình trạng ổ cứng
Kiểm tra bộ nhớ trong RAM
Linh kiện tiếp theo trong quá trình kiểm tra laptop cũ trước khi mua đó là RAM. Mặc dù đây là linh kiện thường ít khi gặp lỗi nhất của laptop nhưng đừng chủ quan nếu như chiếc máy bạn định mua đã bị thay thế bởi thanh RAM khác có chất lượng kém. Ngoài ra, bạn cũng cần biết cách kiểm tra thông số của RAM để sau khi mua máy mà thấy dung lượng hay băng thông của thanh RAM trong máy không đáp ứng đủ nhu cầu và cần nâng cấp, thay thế thì đó cũng biết cách để tránh được nhiều rủi ro.
Để kiểm tra chất lượng của RAM, bạn có thể sử dụng công cụ Windows Memory Diagnostic có sẵn trong Windows. Bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run > Nhập lệnh mdsched.exe vào ô Open > nhấn OK hoặc Enter để truy cập dòng lệnh.
Nhập lệnh mdsched.exe vào hộp thoại Run
Bước 2: Trong Control Panel, nhấn chọn vào mục All Control Panel Items > Tiếp tục chọn vào Administrative Tools > Sau đó, cuộn chuột xuống và click chọn vào dòng Windows Memory Diagnostic.
Kích hoạt công cụ Windows Memory Diagnostic
Bước 3: Lúc này giao diện của Windows Memory Diagnostic hiển thị, người dùng nhấn vào dòng Restart now and check for problems (recommended) để khởi động lại laptop và hệ thống sẽ tự động tiến hành check tình trạng của RAM.
Kiểm tra hoạt động của RAM
Bước 4: Sau đó hệ thống sẽ tự động kiểm tra bộ nhớ RAM, quá trình này sẽ diễn ra trong vòng khoảng 30 phút.
Bước 5: Khi đã hoàn thành màn hình sẽ tự động chuyển về màn hình chính của Windows. Nếu sau đó, hệ thống báo No memory errors were detected nghĩa là RAM vẫn đang hoạt động tốt và không phát hiện lỗi nào.
Thông báo của hệ thống khi RAM không gặp vấn đề
Kiểm tra card màn hình là card rời hay card onboard
Trên mỗi dòng laptop cũ sẽ được trang bị card onboard, card rời hoặc có cả 2 card màn hình. Với những người mua chỉ sử dụng các tác vụ đơn giản thì chỉ cần card onboard có trên CPU là đủ. Còn với dân thiết kế đồ họa, dựng phim chuyên nghiệp thì cần card màn hình rời để khả năng xử lý tốt hơn. Để kiểm tra xem thông tin card màn hình trên laptop, người dùng có thể làm theo hướng dẫn sau đây:
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run > Nhập lệnh dxdiag vào ô Open > Sau đó nhấn OK.
Nhập lệnh vào hộp thoại Run
Bước 2: Lúc này cửa sổ DirectX Diagnostic Tool xuất hiện, người dùng chọn vào tab Display để kiểm tra card màn hình. Nếu laptop được trang bị thêm card màn hình rời thì trên thanh Menu sẽ xuất hiện thêm tab Render hoặc vẫn là tab Display. Người dùng vào đây để biết thêm các thông tin về card màn hình.
Check thông tin card màn hình trên laptop cũ
Lưu ý: Còn nếu chỉ được tích hợp một card màn hình để phân biệt là card rời hay onboard thì người dùng hãy chú ý vào mục Name. Nếu trong tên có AMD, NVIDIA thì laptop đang sử dụng card màn hình rời. Còn không đa phần khi kiểm tra máy laptop cũ sẽ là card onboard của Intel.
Kiểm tra hiệu năng hoạt động của laptop
Hiệu năng của một chiếc laptop sẽ cho bạn biết khả năng xử lý nhanh hay chậm. Muốn kiểm tra được hiệu năng hoạt động của một thiết bị thì người dùng có thể dựa vào cấu hình của sản phẩm. Cấu hình càng cao thì khả năng hoạt động càng tốt khi sử dụng các phần mềm/ứng dụng nặng vẫn có thể sử dụng tốt mà không gặp tình trạng giật, lag.
Còn đối với những laptop cấu hình thấp, khi sử dụng với các ứng dụng/phần mềm yêu cầu cấu hình cao các linh kiện phải hoạt động hết công suất mới có thể đáp ứng được nhu cầu. Khiến cho máy dễ bị nóng và các bộ phận bị giảm tuổi thọ nhanh chóng. Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến linh kiện giảm chất lượng nhanh hơn.
Cách để theo dõi hiệu năng khi sử dụng laptop cũ ra sao đó là theo dõi trong phần Performance của Task Manager. Tại đây, Windows sẽ hiển thị mức tiêu thụ linh kiện của các phần cứng ra sao. Thông số được thể hiện cả dạng chỉ số lẫn biểu đồ trực quan cho bạn dễ hình dung cũng như kiểm soát được tình trạng của máy.
Kiểm tra tình trạng pin và bộ sạc của laptop cũ
Pin và bộ sạc là yếu tố quan trọng tiếp theo trong cách test laptop cũ trước khi mua. Đầu tiên, hãy kết nối bộ sạc với máy để đảm bảo nó vẫn hoạt động tốt và có thể cung cấp nguồn điện để laptop hoạt động. Còn về pin laptop, cần kiểm tra kỹ càng để tránh mua phải máy bị chai pin, lúc đó phải thay thế lại khiến bạn “mất tiền oan”.
Để biết được pin có hoạt động tốt, trước khi kiểm tra hãy để ý xem máy còn bao nhiêu phần trăm. Đến lúc kết thúc quá trình test trong khoảng 30 phút mà máy tiêu hao khoảng 10 đến 20 % thì vẫn còn sử dụng tốt nhé! Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể kiểm tra dung lượng pin hiện tại của laptop bằng cách:
Bước 1: Bấm 2 phím Windows + R cùng lúc để mở hộp thoại Run > Nhập lệnh cmd vào mục Open > Tiếp đó nhấn OK.
Nhập lệnh vào hộp thoại Run
Bước 2: Khi cửa sổ Command Prompt xuất hiện, người dùng nhập lệnh powercfg/batteryreport vào bảng > Tiếp tục nhấn Enter > Lúc này màn hình sẽ hiển thị địa chỉ xem thông tin pin.
Nhập lệnh vào cửa sổ Command Prompt
Bước 3: Người dùng tìm đến địa chỉ trên và mở tệp battery-report.html > Khi trang được mở ram người dùng tìm đến danh mục Installed batteries. Trong đó chú ý đến 2 dòng sau:
- Design Capacity: Dung lượng pin mà nhà sản xuất đưa ra.
- Current Capacity: Dung lượng pin của laptop tại thời điểm kiểm tra.
Mở địa chỉ đã cho trong bảng Command Prompt
Tình trạng pin sẽ hiển thị trong mục Installed batteries
Kiểm tra khả năng hiển thị của Webcam
Các máy laptop cũ thường có nguy cơ hỏng Webcam cao, tốt nhất bạn cũng nên test khả năng hoạt động của nó. Bởi hiện nay, việc học tập và làm việc online đang được ưa chuộng và thực sự cần thiết trong những đợt giãn cách hoặc do yêu cầu công việc cần trao đổi, giao tiếp online từ xa.
Để kiểm tra webcam, bạn có thể test trực tuyến bằng phần mềm Webcam Test theo đường dẫn https://www.onlinemictest.com/webcam-test/ hoặc bạn có thể mở ứng dụng camera có sẵn trong Windows lên và chụp ảnh. Nếu hình ảnh vẫn hiển thị rõ nét thì chứng tỏ webcam vẫn đang hoạt động bình thường.
Kiểm tra chất lượng của Webcam bằng ứng dụng Camera có sẵn trên Windows 10
Kiểm tra hệ thống phát âm thanh của laptop
Loa là một bộ phận cần thiết trên laptop nó giúp các cuộc họp trực tuyến, nghe nhạc và xem phim có những trải nghiệm tốt nhất. Cách test âm thanh máy tính laptop cũ có thể thực hiện bằng cách sau:
Nhấn vào biểu tượng loa trên thanh Taskbar > Chọn vào mục Playback Devices > Tiếp tục chọn vào mục Speakers > Cuối cùng chọn vào Configure. Lúc này, một hộp thoại xuất hiện, bạn hãy test âm thanh lần lượt cho cả loa trái và loa phải. Kiểm tra xem loa có bị rè hay mất tiếng không. Ngoài ra, người dùng cũng có thể test loa bằng cách mở một đoạn nhạc và di chuyển âm lượng từ nhỏ đến lớn.
Đừng quên việc kiểm tra cổng 3.5 mm - nơi chuyên dùng để cắm các loại tai nghe vào máy. Vì là thiết bị ngoại vi nên khi cắm tai nghe vào máy, bạn cần kiểm tra kỹ xem máy laptop cũ có nhận driver của tai nghe hay không. Nếu không thì cần tải mới hoặc update driver của tai nghe nhé.
Kiểm tra âm thanh trên laptop
Kiểm tra khả năng thu âm thanh của laptop (micro)
Sau khi đã kiểm tra loa, hãy tiếp tục kiểm tra micro của laptop. Người dùng có thể bật chức năng ghi âm, mở các phần mềm/ứng dụng có chức năng gọi video để test thử micro hoặc sử dụng tính năng tìm kiếm bằng giọng nói. Nếu máy vẫn nhận âm thanh như bình thường có nghĩa là micro vẫn đang hoạt động tốt.
Lưu ý, không phải mẫu laptop cũ nào cũng có chức năng thu âm nên nếu muốn thu âm lên laptop, bạn cần có 1 chiếc tai nghe có micro hoặc là một micro rời có jack cắm 3.5mm hoặc cao cấp hơn thì có jack cắm USB.
Kiểm tra micro của laptop
Kiểm tra khả năng gõ của bàn phím
Bàn phím là bộ phận giao tiếp giữa máy tính và người dùng. Vì vậy, cần kiểm tra kỹ các phím, nếu một phím bị hỏng thì quá trình nhập liệu lên máy tính cũng khá khó khăn. Để kiểm tra bàn phím có bị liệt nút hay không, bạn đọc có thể test bằng phần mềm online Key-Test theo đường dẫn https://en.key-test.ru/.
Người dùng nhấn lần lượt các phím, nếu trên công cụ test các phím hiển thị màu xanh lá thì vẫn đang hoạt động bình thường. Còn nếu hiển thị màu đỏ hoặc vàng thì phím đó đã bị liệt. Cần cân nhắc khi mua chiếc laptop này.
Kiểm tra khả năng hoạt động của các phím
Kiểm tra khả năng thao tác của Touchpad
Ngoài bàn phím, Touchpad cũng là bộ phận giao tiếp quan trọng giữa máy tính và người dùng. Bạn có thể di chuột trên khắp bề mặt của Touchpad xem có nhanh nhạy hay không. Bạn cũng thử nhiều thao tác như nhấp đôi chuột, zoom để kiểm tra kỹ hơn về khả năng phản hồi của chuột.
Một số trường hợp khi cắm nguồn điện vào, máy có tình trạng nhảy lung tung, nguyên nhân là do bộ sạc không chính hãng. Nếu gặp tình trạng tượng tự, người dùng có thể yêu cầu người bán đổi sang một adapter khác để kiểm tra lại.
Kiểm tra khả năng hoạt động của Touchpad
Kiểm tra khả năng kết nối không dây, có dây của laptop
Các kết nối Wifi, Bluetooth, cáp mạng rất quan trọng khi sử dụng laptop. Nếu không thể kết nối internet thì máy tính của bạn xem như bỏ đi. Follow các bước dưới đây để test thử các kết nối không dây và có dây hoạt động ổn định hay không.
- Wifi: Hãy thử kết nối laptop và điện thoại cùng lúc với một đường mạng bất kỳ. Nếu máy tính kết nối nhanh hơn thì khả năng hoạt động không dây của laptop vẫn đang rất tốt. Còn nếu chậm hơn điện thoại thì bạn nên cân nhắc bởi laptop được trang bị bộ thu phát sóng tốt hơn điện thoại nên khả năng kết nối sẽ nhanh hơn.
- Kết nối có dây: Kết nối máy tính với dây cáp mạng, lướt xem các trang mạng xã hội hoặc xem video để kiểm tra tốc độ của đường truyền mạng. Nếu nó vẫn sử dụng bình thường, tốc độ nhanh chóng thì khả năng kết nối bằng mạng Lan của chiếc laptop cũ đó vẫn hoạt động bình thường.
- Bluetooth: Bạn có thể kết nối giữa laptop và điện thoại xem nó có nhận liên kết hay không. Nếu vẫn nhận bình thường thì bluetooth vẫn đang hoạt động tốt, nếu nó không nhận thì nên cân nhắc trước khi mua. Tuy nhiên, không phải mẫu laptop cũ nào cũng hỗ trợ thu phát bluetooth như vậy nên nếu máy định mua không có thì cũng không sao, bạn có thể khắc phục bằng việc mua các sản phẩm USB thu phát bluetooth rồi cắm vào máy qua cổng USB là được.
Kiểm tra kết nối của Wifi
Kiểm tra laptop có ổ đĩa quang, khe cắm thẻ SD không
Hiện nay, hầu hết các mẫu laptop đời cũ vẫn được trang bị ổ đĩa quang giúp người dùng có thể làm việc từ dữ liệu của CD hoặc DVD. Để kiểm tra, hãy thử đặt một chiếc đĩa vào và kiểm tra xem chúng có hoạt động ổn định hay không. Nhưng nếu bạn muốn tăng dung lượng lưu trữ của laptop lên thêm một chiếc ổ cứng HDD hoặc SSD thì có thể nhờ kỹ thuật viên tháo bỏ ổ đĩa CD, thay bằng một khay caddy bay đã lắp sẵn một chiếc ổ cứng chuẩn SATA có kích thước 2.5 inch là được.
Ngoài ra, nếu bạn là một người yêu thích chụp ảnh và máy ảnh có hỗ trợ chuẩn thẻ SD thì khe cắm này nếu được trang bị trên laptop thì rất tiện lợi. Nếu có khe cắm này hãy thử cắm thẻ và kiểm tra xem nó có hoạt động không nhé!
Ổ đĩa CD được tích hợp trên laptop
Kiểm tra các cổng kết nối của laptop
Các cổng kết nối trên laptop như: USB-A, USB-C, VGA, HDMI, cổng âm thanh,... nếu bị hư hỏng thì sẽ ảnh hưởng để việc kết nối với các thiết bị ngoại vi. Vì vậy, người dùng cũng cần kiểm tra kỹ các cổng kết nối này. Có thể sử dụng trực tiếp chuột, bộ sạc, tai nghe để kiểm tra, bằng cách kết nối vào laptop xem có hoạt động hay không.
Kiểm tra các cổng kết nối
Kiểm tra khả năng tản nhiệt của laptop
Ngoài ra, người dùng cũng nên chú ý đến hệ thống tản nhiệt của laptop. Bởi khi máy hoạt động với công suất lớn sẽ sinh ra nhiều nhiệt. Nếu hệ thống làm mát không tốt có thể gây ra các vấn đề như: treo máy, đơ, lag, tắt nguồn đột ngột,... Điều này đặc biệt quan trọng với các game thủ hay dân thiết kế đồ họa khi mua laptop cũ để sử dụng cho các phần mềm chuyên nghiệp.
Hãy để ý trong quá trình sử dụng khoảng 30 đến 60 phút laptop có hiện tượng nóng lên và phát ra âm thanh lớn không. Nếu có thì nên cân nhắc vì có thể hệ thống tản nhiệt của chiếc laptop này không tốt, nếu sử dụng trong một khoảng thời gian sẽ làm hư hỏng đế các linh kiện bên trong.
Một cách khác để biết máy laptop cũ của bạn có khả năng tản nhiệt tốt hay không đó là sử dụng phần mềm Hardware Monitor. Đây là phần mềm được thiết kế chuyên để đo mức điện năng tiêu thụ cũng như nhiệt độ của các linh kiện có trên máy.
Tải phần mềm Hardware Monitor tại đây
Kiểm tra khả năng tản nhiệt
Kiểm tra phần mềm đang có sẵn trên máy
Ngoài phần cứng thì người dùng cũng nên quan tâm đến hệ thống phần mềm đặc biệt là hệ điều hành trên laptop. Bởi việc tối ưu phần mềm cũng đem tới hiệu năng ấn tượng dù phần cứng không quá mạnh mẽ. Đặc biệt, nếu hệ điều hành quá cũ sẽ gặp lỗi sẽ khiến máy chạy chậm và đơ, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và học tập của người dùng. Để kiểm tra hệ điều hành cũng như các phần mềm có sẵn trên máy người dùng có thể làm theo các bước sau:
+ Kiểm tra hệ điều hành đang sử dụng
Với các dòng máy sử dụng Windows 7, Windows 8 hoặc Windows 10 thì có thể kiểm tra bằng cách. Nhấn chuột phải vào This PC/My Computer > Chọn vào mục Properties > Tiếp đó chọn vào tab About để kiểm tra hệ điều hành trên laptop.
Check lại phiên bản Windows mà chiếc laptop cũ đang sử dụng
Ngoài ra, còn một cách khác có thể sử dụng để kiểm tra phiên bản hệ điều hành trên Windows 10. Người dùng nhấn vào Settings trong Menu Start > Chọn vào tab About trong System để kiểm tra.
+ Kiểm tra các phần mềm/ứng dụng đã được cài trên laptop
Cách 1: Kiểm tra trong mục Control Panel
Mở thư mục Control Panel trong Menu Start > Nhấn chọn chọn vào Uninstall a program trong mục Program > Tại đây danh sách các chương trình đã được cài đặt trên Windows được hiển thị đầy đủ.
Nhấn chọn vào Uninstall a program
Cách 2: Kiểm tra trong mục Settings trên Windows 10
Mở cửa sổ Settings trong Menu Start > Nhấn chọn vào mục Apps > Tại tab Apps & features bạn có thể nhìn thấy tất cả các ứng dụng/phần mềm đã được cài đặt trên Windows.
Kiểm tra phần mềm được cài trên laptop trong Settings
Kiểm tra các công nghệ cao khác có trên laptop
Trên một số dòng laptop cao cấp hiện nay được trang bị thêm một số công nghệ mới, hiện đại hơn như: màn hình cảm ứng, bảo mật bằng trắc sinh học, nhận diện giọng nói,... Nếu như các sản phẩm laptop cũ của bạn sở hữu những tính năng này theo như lời quảng cáo của người bán thì có thể áp dụng cách kiểm tra như sau:
+ Màn hình cảm ứng
Để kiểm tra màn hình laptop cũ sở hữu tính năng cảm ứng có hoạt động tốt không, có thể sử dụng ngón tay hoặc bút cảm ứng để di chuyển trên màn hình để kiểm tra độ nhanh nhạy và khả năng phản ứng. Bên cạnh đó người dùng có thể chuyển màn hình sang nền trắng để kiểm tra đốm sáng và hở sáng. Chuyển nền sang màu đen để kiểm tra điểm chết trên màn hình.
Thường thì với tính năng cảm ứng trên màn hình như này, khi test bạn sẽ thấy có một chút không mượt mà, độ trễ cao thì cũng đừng quá lo lắng. Vì là máy cũ nên việc xuất hiện độ trễ cao khi cảm ứng trên màn hình là việc bình thường thì công nghệ cảm ứng trên màn hình laptop ngay cả trên các mẫu máy mới đôi khi còn gặp vấn đề huống hồ là máy cũ.
+ Bảo mật bằng trắc sinh học
Có một số máy laptop cũ có thêm một nút vân tay ở bên cạnh bàn phím, thường là ở dưới nút bật nguồn. Dưới đây là hướng dẫn cách test laptop cũ có tính năng vân tay:
Bước 1: Nhấn vào Menu Start ở góc trái phía dưới màn hình > Chọn vào mục Settings (Cài đặt) > Cửa sổ Settings hiển thị chọn vào mục Accounts (Tài khoản) > Ở thanh taskbar bên trái chọn vào Sign-in options (Tùy chọn đăng nhập) > Nhấn vào Add trong mục Pin để thiết lập mã đăng nhập.
Nhấn chọn vào mục Sign-in options
Bước 2: Sau đó, Khi đã có mã pin chọn vào Set up ở trong mục Windows Hello.
Nhấn vào mục Set up
Bước 3: Trong cửa sổ Windows Hello, chọn vào mục Get started > Lúc này bạn sẽ được yêu cầu nhập mã Pin để thực hiện các bước tiếp theo.
Nhấn vào Get started
Nhập mã pin vừa tạo
Bước 4: Sau đó, bạn sẽ được yêu cầu chạm ngón tay để lấy dấu vân tay đăng nhập vào máy quét. Bạn sẽ được yêu cầu chạm vài lần để nhận diện tốt hơn. Khi đã hoàn tất, tiến hành test thử vân tay có được nhận diện hay không.
Chạm để lấy dấu vân tay đăng nhập
+ Nhận diện giọng nói
Nhấn vào cửa sổ Windows ở góc trái phía dưới màn hình > Chọn vào mục Settings (Cài đặt) > Tiếp tục nhấn vào mục Time & language (Thời gian và ngôn ngữ) ở thanh taskbar bên trái > Sau đó, nhìn sang phía bên phải trong mục Microphone chọn vào Get started để bắt đầu nói và test thử tính năng này có nhận dạng tốt hay không.
Nhấn chọn vào mục Get started
Kiểm tra độ uy tín của đơn vị bán laptop cũ
Tiêu chí cuối cùng và quan trọng nhất đó chính là địa chỉ mua laptop cũ. Tại sao điều này lại quan trọng, bởi nếu mua hàng tại một đơn vị uy tín chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng. Để kiểm tra được độ uy tín của một địa chỉ mua hàng nào đó, người dùng có thể tham khảo ý kiến đánh giá từ những người dùng trên các hội nhóm trên mạng xã hộihoặc tìm hiểu về đơn vị bằng cách sử dụng công cụ Google, tìm kiếm thông tin.
Và chắc chắn rằng với các địa chỉ uy tín, người dùng sẽ cảm thấy an tâm hơn khi mua hàng. Chính vì vậy, cần kỹ lưỡng trong việc lựa chọn các đơn vị mua laptop cũ, chẳng hạn như Tinker Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo bàn bản, các sản phẩm được chọn lọc kỹ lưỡng về ngoại hình lẫn chất lượng. Chắc chắn sẽ mang đến cho khách hàng những chiếc laptop phù hợp, cùng với chế độ chăm sóc tận tình, chu đáo trước trong và sau quá trình mua hàng.
Tinker hiện đang có rất nhiều dòng laptop cũ đến từ các thương hiệu nổi tiếng như: Dell, Asus, Acer, Toshiba, MSI,... Với chất lượng tốt và giá thành hợp lý cho nhiều phân khúc người dùng khác nhau. Thuận tiện cho khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Đặc biệt, khi mua laptop cũ tại Tinker bạn đọc sẽ nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn.
- Miễn phí giao hàng tận nơi cho các tỉnh thành
- Trả góp nhanh chóng lãi suất 0%
- Bảo hành tận nơi cho các doanh nghiệp
- Trả bảo hành tận nơi cho khách hàng
- Tặng kèm nhiều phần quà có giá trị
- Học sinh - sinh viên nhận được nhiều ưu đãi riêng
Bài viết trên Tinker đã giới thiệu đến bạn đọc cách kiểm tra laptop cũ dành cho dân không chuyên. Việc mua laptop cũ không thể tránh khỏi gặp nhiều rủi ro. Vì vậy, bạn đọc cần kỹ lưỡng trong việc lựa chọn để mua được sản phẩm chất lượng xứng đáng với chi phí đã bỏ ra. Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian theo dõi, hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn.