Bàn phím cắt kéo và bàn phím cánh bướm có gì khác nhau?

Sau 5 năm ra mắt từ 2015 đến 2019, Macbook được trang bị bàn phím cánh bướm đã chính thức chia tay người dùng Macbook của Apple. Thay vào đó cơ chế bàn phím cắt kéo tiếp tục quay trở lại và khẳng định vị thế của mình. Vậy bàn phím cắt kéo Macbook có gì nổi bật? Tại sao kiểu bàn phím này lại được Apple quyết định đưa trở lại trên các mẫu Macbook từ năm 2020 trở đi? Hãy đọc bài viết dưới đây của Tinker Việt Nam để hiểu thêm chi tiết hơn về bàn phím dạng cắt kéo như này nhé.

Bàn phím cắt kéo là gì? Nguyên lý hoạt động của bàn phím cắt kéo

Scissor Switch hay được biết đến là tên gọi khác của bàn phím thiết kế theo cơ chế cắt kéo, sau này được gọi là Magic Keyboard. Các phím sẽ được gắn với bàn phím bằng cách sử dụng 2 miếng nhựa lồng vào nhau tạo thành chữ X giống như một chiếc kéo. Khi nhấn phím thì 2 miếng nhựa này sẽ hạ xuống và khít lại với nhau, sau khi thả tay khỏi phím thì nhờ cơ chế đàn hồi, 2 miếng nhựa này lại quay về vị trí cũ như ban đầu.

Với thiết kế này, phím cắt kéo không cần phải di chuyển nhiều như bàn phím desktop. Có thể thấy đây là một cơ chế lý tưởng dành cho laptop. Vì vậy, bàn phím này thường được tích hợp trên máy tính xách tay. Nổi bật của bàn phím cắt kéo thường ít gây ra tiếng ồn và không cần quá nhiều lực để nhấn phím.

Bàn phím cắt kéo có thiết kế hình chữ X

Cơ chế hoạt động của bàn phím cắt kéo

Hành trình phím của bàn phím cắt kéo thường giao động từ 1mm đến 2mm tùy thuộc vào từng dòng máy. Bàn phím này được sử dụng phổ biến trên hầu hết các sản phẩm Macbook của Apple trước khi cơ chế cánh bướm được ra mắt vào năm 2015 và sau năm 2020 khi bàn phím cánh bướm bị khai tử.

So sánh bàn phím cắt kéo và cánh bướm trên Macbook

Bàn phím hoạt động theo cơ chế cắt kéo hay cánh bướm đề có những ưu nhược điểm riêng. Điều mang đến những trải nghiệm gõ phím thú vị, mới lạ cho người dùng. Dưới đây là bảng so sánh dựa trên một số tiêu chí mà Tinker muốn chia sẻ, để bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất.

Tiêu chí

Bàn phím cắt kéo

Bàn phím cánh bướm

Hành trình phím

Từ 1mm-2mm

Khoảng 0.7mm

Trọng lượng

Kích thước và khoảng cách phím khá lý tưởng

Mỏng nhẹ hơn bàn phím cắt kéo đến 40%

Cơ chế

Switch cắt kéo có hình chữ X

Switch cánh bướm có hình chữ V

Độ nhạy

Hoạt động ổn định

Độ nhanh nhạy cao, chính xác

Thiết kế

Thiết kế cắt kéo, khoảng không gian trống phía dưới khá hẹp giảm thiểu tối đa bụi bẩn lọt vào.

Thiết kế cánh bướm, khiến không gian bên dưới rộng hơn, bụi bẩn dễ lọt vào và khó thoát ra.

Tại sao bàn phím cánh bướm của Apple bị chê bai thảm hại?

Có điều gì đáng phàn nàn nhất về Apple trong những năm trở lại đây có lẽ phải nhắc đến bàn phím cánh bướm đầu tiên. Lý do khiến nhiều người dùng cảm thấy thất vọng nhất. Sau 5 năm được cho ra mắt nhưng tình trạng lỗi bàn phím cánh bướm vẫn diễn ra và chiếm tỷ lệ khá cao.

Tuy nhiên, nếu nhìn về góc độ thiết kế thì đây là một trong những sáng tạo tuyệt vời. Cấu trúc của bàn phím mỏng nhẹ hơn, gõ phím cũng có thể nói là khá thú vị. Nhưng thật đáng tiếc cơ chế này lại không thuộc về thế giới nhiều bụi bặm này.

Sự thất bại của bàn phím cánh bướm

Bàn phím cánh bướm có thiết kế mỏng, nhẹ

Đầu tiên, theo lý giải của một số người dùng, việc thiết kế mới giúp ngăn bụi bẩn. Nhưng khi lọt xuống phía dưới, thì không thể nào thoát ra ngoài được. Vì vậy, chỉ cần một ít bụi cũng có khả năng làm switch bấm của cánh bướm không thể hoạt động gây nên tình trạng kẹt phím huyền thoại.

Thứ hai, do độ phản hồi khi bấm cao khiến nhiều người dùng cảm thấy khó chịu vì chỉ gõ 1 lần nhưng ra đến 2 ký tự. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và học tập khi phải sửa đi sửa lại nhiều lần.

Thứ ba, do thiết kế mỏng nhẹ nên bàn phím có xu hướng lõm về phía dưới. Vậy nên độ nảy không cao, gõ không sướng tay. Việc gõ vào phím cánh bướm cứng và không có độ nảy tốt nên không được êm ái như các loại bàn phím trên các dòng laptop khác.

Có nhiều khoảng trống phía dưới phím cánh bướm

Bàn phím cánh bướm tạo ra nhiều khoảng trống phía dưới

Cuối cùng, cũng chính vì dễ bám bụi bẩn mà các phím cánh bướm thường xuyên bị hư hỏng. Theo thống kê cho thấy số lượng bàn phím cánh bướm bị hỏng nhiều gấp đôi so với các bàn phím khác. Ngoài ra, với cấu tạo khá cứng và giòn nên việc tháo lắp và sửa chữa cũng gặp không ít khó khăn. Chính vì vậy, thường xuyên vệ sinh bàn phím Macbook là điều cần thiết nếu bạn không muốn phải mang máy ra tiệm sửa chữa.

Qua bài viết trên, Tinker đã giới thiệu đến bạn đọc về bàn phím cắt kéobàn phím cánh bướm. Hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích, trước khi đưa ra quyết định lựa chọn sử dụng Macbook có bàn phím sử dụng theo cơ chế nào. Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian theo dõi, hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.