4 cách cài Win cho Macbook năm 2022 chi tiết, dễ thực hiện

Cài Win cho Macbook là một trong những thao tác được rất nhiều người dùng MacOS thực hiện trên loại máy tính xách tay của Apple. Lý do thì có vô vàn, có người cần chạy các phần mềm, ứng dụng mà chỉ hoạt động trên Windows mà không muốn đổi sang máy laptop khác. Hay chỉ đơn giản là chưa quen với MacOS khi trước đó đã dùng Windows nhiều. Trong bài viết dưới đây, Tinker Việt Nam - Đơn vị chuyên cung cấp Macbook cũ uy tín tại Việt Nam sẽ chia sẻ tới các bạn những cách chạy cài đặt Windows trên hệ điều hành Mac OS (cũ hơn là OS X).

Những điều cần chuẩn bị trước khi cài Windows cho Macbook

Tùy thuộc vào việc bạn lựa chọn cách cài Win cho Macbook như thế nào mà yêu cầu về cấu hình hay các tiêu chí cũng sẽ có sự khác nhau. Dưới đây Tinker sẽ chia sẻ đến bạn đọc một vài vấn đề cần chuẩn bị trước khi bắt đầu cài Win cho máy Mac.

+ Cài Win trên Macbook bằng BootCamp

  • File ISO Windows dưới dạng 32 bit hoặc 64 bit.
  • Ổ cứng Macbook phải có tối thiểu trên 64GB dung lượng trống nếu là Windows 10.
  • Với các dòng Macbook 2015 về trước cần chuẩn bị thêm USB 8GB.
  • Nên Backup dữ liệu trước khi cài đặt để tránh rủi ro mất mát dữ liệu.

Giao diện phần mềm BootCamp

Cài đặt Win trên Macbook thông qua BootCamp

+ Cài Win mà không cần dùng BootCamp

  • Bộ file ISO Windows cấu hình 32 bit hoặc 64 bit.
  • Các phần mềm tạo máy ảo như: Parallels, VMWare, Veertu,...
  • Backup dữ liệu trước khi cài Win để tránh mất mát dữ liệu.

Cách cài Window cho Macbook qua BootCamp

Cài Win cho Macbook bằng BootCamp là phương pháp được nhiều người khuyên dùng. Bởi đây là công cụ mặc định đã có sẵn trên Macbook. Tuy nhiên, BootCamp còn một số hạn chế như phải khởi động lại khi muốn chuyển đổi hệ điều hành. Nhưng đây vẫn là giải pháp an toàn và đáng tin cậy nhất.

Hướng dẫn chi tiết

+ Đối với Macbook năm 2015 trở về trước

Bước 1: Tải file ISO Windows, chuẩn bị USB tối thiểu 8GB.

Bước 2: Nhấn tổ hợp phím Command + phím cách để mở công cụ tìm kiếm Spotlight, nhập BootCamp lên thanh tìm kiếm. Cách khác người dùng có thể vào mục Application tìm ứng dụng BootCamp. Chọn và mở công cụ này lên.

Bước 3: Nhấn vào Continue để bắt đầu quá trình cài đặt.

Cài đặt Win bằng BootCamp cho Macbook 2015 trở về trước

Nhấn vào Continue

Bước 4: Cắm USB đã chuẩn bị vào máy và tích chọn vào ô trống > Nhấn Continue.

Chọn vào các ô trống để đồng ý điều khoản các của phần mềm 

Tích chọn vào tất cả các ô trống

Bước 5: Chuyển sang một cửa sổ mới, tại đây người dùng chọn vào Choose ở mục ISO image để tải file ISO đã tải trước đó. Ở mục Destination Disk chọn vào USB bạn đã cắm để BootCamp tự động tải Driver cho máy khi cài đặt > Nhấn Continue.

Chọn file ISO và USB đa chuẩn bị

Tải lên file ISO và chọn USB

Bước 6: Lúc này mày sẽ tải bộ cài Driver lên trang chủ Apple, người dùng phải chờ đợi cho quá tình này hoàn tất.

Hệ thống đang phân vùng ổ cứng

Chờ đợi quá trình phân vùng hoàn tất

Bước 7: Sau khi hoàn thành, sẽ chuyển đến bước chia phân vùng ổ cứng cho MacOS và Win. Điều chỉnh theo nhu cầu sử dụng, nhấn Install máy sẽ tự động phân vùng và khởi động vào bộ cài Windows.

+ Đối với Macbook năm 2015 trở về sau

Bước 1: Tải file ISO Windows.

Bước 2: Nhấn Command + dấu cách để mở Spotlight, nhập BootCamp vào thanh tìm kiếm. Hoặc người dùng có thể tìm BootCamps trong thư mục Application. Mở và khởi động ứng dụng lên để bắt đầu cài đặt.

Bước 3: Nhấn vào Continue để bắt đầu quá trình cài đặt.

Cài Win bằng BootCamp cho Macbook 2015 trở lên

Nhấn vào Continue

Bước 4: Sau đó, một cửa sổ mới hiện lên chọn vào mục ISO image để tải lên file ISO Windows đã tải về trước đó > Phân vùng ổ cứng cho Win và MacOS ở mục APFS Continue “disk1” will partitioned as > Nhấn Install để tiếp tục.

Chọn file ISO và phân vùng ổ cứng cho Win và MacOS

Tải lên file ISO và phân vùng ổ cứng

Bước 5: Chờ đợi trong vài phút để máy bắt đầu phân vùng ổ cứng.

Chờ đợi quá trình phân vùng ổ cứng

Quá trình phân vùng ổ cứng đang diễn ra

Bước 6: Sau khi hoàn tất, Bootcamp sẽ chuyển tiếp đến phần Setup Windows, người dùng có thể để mặc định vào nhấn Next.

Phần Setup cho hệ điều hành Windows

Để thông tin mặc định và nhấn Next

Bước 7: Nếu có yêu cầu nhập Key thì chọn vào dòng “I don’t have a product key”.

Nếu không có Key thì hãy bỏ qua

Nhập Key nếu có

Bước 8: Lựa chọn phiên bản Windows muốn cài đặt > Nhấn Next.

Chọn phiên bản Windows muốn sử dụng

Chọn phiên bản Windows mà bạn muốn cài đặt

Bước 9: Tích vào ô “I accept the license terms” > Nhấn Next để tiếp tục.

Chấp nhận các điều khoản của Windows

Tích chọn việc đồng ý các điều khoản của Microsoft

Bước 10: Chọn “I don’t have internet” để không phải đăng nhập tài khoản Microsoft.

Bỏ qua kết nối mạng để không cần nhập tài khoản microsoft

Bỏ qua kết nối internet

Bước 11: Sau đó nhập các thông tin cơ bản như name, password,... là hoàn thành.

Bước 12: Khi đã hoàn thành quá trình cài Win cho Macbook, hệ thống sẽ Update Driver BootCamp. Một cửa sổ hiện lên chọn vào Next máy sẽ tự động cập nhật. Khi quá trình hoàn tất Restart để khởi động lại máy.

Cập nhật Driver BootCamp

Update Driver BootCamp

Bước 13: Kết nối với wifi và cập nhật Apple Software update.

Nâng cấp Apple Software update

Kết nối mạng để nâng cấp Apple Software update

Bước 14: Restart lại máykiểm tra lại Update hiển thị như dưới đây là đã hoàn thành.

Quá trình cập nhật thành công

Cập nhật thành công

Cách đổi qua lại giữa 2 hệ điều hành

Muốn chuyển đổi qua lại giữa 2 hệ điều hành MacOS và Win thì người dùng bắt buộc phải khởi động lại máy Mac và sau đó thực hiện theo các bước sau:

Nhấn vào nút nguồn để khởi động máy > Ngay lúc đó nhấn giữ phím Option > Máy sẽ hiển thị 2 phân vùng Macintosh HD (hệ điều hành MacOS) và BootCamp (hệ điều hành Windows) > Chọn vào hệ điều hành muốn sử dụng là được.

Cách chuyển đổi giữa Win và MacOS

Chuyển đổi giữa 2 hệ điều hành

Cách xóa Windows trên Macbook trên phân vùng BootCamp

Vì một lý do nào đó, bạn muốn xóa phân vùng ổ cứng Windows ra khỏi máy Mac. Rất đơn giản chỉ với một vài thao tác dưới đây bạn đã có thể loại bỏ nó khỏi máy:

Bước 1: Mở công cụ Disk Utility.

Bước 2: Ở mục Internal chọn vào phân vùng ổ đĩa muốn xóa > Nhấn vào mục Erase ở phía trên để xóa đi.

Chọn vào phân vùng muốn xóa khỏi MacOS

Chọn vào phân vùng ổ cứng muốn xóa

Bước 3: Một cửa sổ xuất hiện, người dùng tiếp tục nhấn vào Erase > Cuối cùng chọn vào Done để hoàn tất.

Chọn vào Erase để đồng ý xóa

Nhấn vào Erase

Bước 4: Sau khi đã xóa phân vùng, tiến hành gỡ bỏ phân vùng để giải phóng dung lượng. Vẫn trong mục Disk Utility nhấn vào ổ đĩa chính > Tiếp tục nhấn vào Partition.

Gỡ bỏ hoàn toàn phân vùng ổ cứng đã xóa

Giải phóng không gian lưu trữ của ổ cứng

Bước 5: Lúc này một hình tròn biểu thị dung lượng của từng phân vùng đang sở hữu. Chỉ cần nhấn vào phân vùng mà trước đó bạn đã xóa > Chọn vào biểu tượng dấu (-) ở phía dưới > Nhấn vào Apply để xác nhận. 

Nhấn vào phân vùng ổ cứng đã xóa

Lựa chọn vào phân vùng ổ cứng đã xóa

Bước 6: Sau đó người dùng tiếp tục chọn vào mục Partition khi có thông báo. Sau đó chờ trong giây lát để quá trình giải phóng dung lượng hoàn tất. 

Chọn vào Partition để giải phóng dung lượng

Nhấn vào Partition để hoàn tất

Hướng dẫn nhanh sử dụng Parallels để cài Win trên Macbook

Bên cạnh phương pháp cài Win cho Macbook bằng BootCamp thì bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm có tính năng tạo máy ảo trên MacOS để cài Win cũng được. Phần mềm ảo hóa Windows trên MacOS phổ biến nhất được nhiều người sử dụng là Parallels Desktop.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về phần mềm Parallels cũng như một  lưu ý cần biết khi cài Win cho Macbook bằng Parallels tại bài viêt sau: Cách giả lập Windows trên Mac bằng Parallels đơn giản

Còn sau đây, Tinker xin được hướng dẫn nhanh cách thiết lập Parallels để chạy Windows trên Macbook

Bước 1: Tải File ISO Windows, phần mềm Parallels Desktop trên kho ứng dụng App Store, công cụ kích hoạt bản quyền Windows sau khi đã cài đặt thành công.

Bước 2: Giải nén phần mềm Parallels vừa tải về mở khởi chạy. Chọn vào mục Install > Sẽ có thông báo hiển thị hỏi bạn có muốn mở ứng dụng được tải về không > Chọn vào mở.

Sử dụng Parallels để cài Win trên Macbook

Nhấn vào Install

Bước 3: Tiếp đó, màn hình sẽ hiển thị nâng cấp lên phiên bản mới. Tắt cửa sổ đó đi và chọn vào mục No, use current.

Bỏ qua việc nâng cấp lên phiên bản mới

Chọn vào No, use current

Bước 4: Sau đó, hệ thống sẽ hỏi bạn có muốn sử dụng BootCamp để cài Win. Người dùng chọn vào Skin để bỏ qua.

Bước 5: Lúc này sẽ bắt đầu vào quá trình cài đặt, màn hình hiển thị cửa sổ mới chọn vào mục Install Windows or another OS from a DVS or image file.

Bắt đầu quá trình cài đặt Win và MacOS

Chọn vào Install Windows or another OS from a DVS or image file

Bước 6: Cửa sổ mới xuất hiện chọn vào mục Image File > Chọn file ISO Windows đã tải về > Nhấn Continue.

Nhấn vào Image File để tải ISO Windows

Chọn vào Image File

Bước 7: Tích vào ô Express Installation > Nhấn vào Continue.

Tích vào ô Express Installation 

Tích chọn Express Installation 

Bước 8: Lựa chọn mục đích cài Win trên Mac > Từ đó, Parallels sẽ cố gắng tối ưu theo lựa chọn của người dùng.

Chọn mục đích cài Win trên MacOS

Lựa chọn mục đích cài Win

Bước 9: Ở phần tiếp theo có thể để thông tin mặc định hoặc thay đổi tùy ý. Sau đó tích vào ô Create alias on Mac desktop để tạo máy ảo. Tích vào ô Customize settings before installation nếu muốn cài đặt cấu hình. Nhấn Continue để tiếp tục.

Để thông số mặc định hoặc thay đổi tùy ý

Chọn Create alias on Mac desktop để tạo máy ảo

Bước 10: Cửa sổ cài đặt cấu hình hiển thị. Người dùng có thể tùy chỉnh hoặc để theo thông số mặc định mà hệ thống đã tối ưu theo mục đích sử dụng được hỏi trước đó.

Điều chỉnh thông số cấu hình máy ảo

Thiết lập thông số cấu hình

Bước 11: Lúc nào Parallels sẽ hiển thị lại bảng cấu hình của máy ảo. Người dùng chọn vào Continue để tiếp tục cài đặt hoặc chọn vào Configure để điều chỉnh lại.

Hiển thị toàn bộ thông tin về cấu hình sau khi thiết lập

Cấu hình sau khi thiết lập

Bước 12: Tiếp đó, hệ thống sẽ yêu cầu bạn cài Parallels Toolbox > Nhấn Install để bắt đầu.

Cài đặt công cụ Parallels Toolbox

Cài Parallels Toolbox

Bước 13: Khi khi hoàn thành cài đặt Parallels Toolbox > Chọn Done để tiếp tục.

Chon Done để hoàn tất quá trình cài đặt

Nhấn Done để hoàn tất

Bước 14: Lúc này sẽ bắt đầu quá trình cài Win cho Macbook người dùng chọn vào phiên bản hệ điều hành muốn sử dụng > Nhấn Next.

Lựa chọn phiên bản muốn cài đặt

Chọn phiên bản hệ điều hành 

Bước 15: Hệ thống sẽ bắt đầu quá trình cài win cho máy Mac. Người dùng chờ đợi hoàn tất là có thể sử dụng song song 2 hệ điều hành.

Quá trình cài Win trên Macbook đang hoàn tất

Quá trình cài đặt đang diễn ra

Sử dụng VMWare Fusion để ảo hóa Windows trên MacOS

Phương pháp cài Windows cho Macbook không qua BootCamp thứ hai đó là sử dụng VMWare Fusion. Đây là phần mềm ảo hóa hỗ trợ cài Windows cho Macbook như Parallels. Được tích hợp nhiều tính năng ưu việt hơn hẳn BootCamp. Được đánh giá có khả năng hoạt động ổn định hơn công cụ mặc định này và mang đến những trải nghiệm tốt nhất.

  • VMWare Fusion có dung lượng 600MB, chiếm ít không gian của Macbook.
  • Có thể dễ dàng chơi được nhiều trò chơi mới với tốc độ nhanh hơn.
  • Giao diện dễ sử dụng, tương tự như hệ điều hành Win trên các laptop thông thường.
  • Tương thích với đa số các dòng máy Mac, quá trình cài đặt đơn giản.

Sử dụng phần mềm VMWare Fusion để cài Win

Phần mềm VMWare Fusion

Cách cài đặt chi tiết cũng như những lưu ý quan trọng khi cài đặt Windows trên máy Mac bằng VMWare Fusion bạn có thể xem tại bài viết: Hướng dẫn giả lập Windows trên Mac bằng VMWare Fusion

Cài Windows cho Macbook với Veertu Desktop

Veertu Desktop là phần mềm thứ ba mà Tinker muốn giới thiệu tới với các bạn nếu muốn cài Win cho Macbook. Điểm nổi bật nhất của công cụ này là việc chuyển đổi giữa 2 hệ điều hành rất đơn giản, không cần khởi động lại máy như BootCamp.

  • Phần mềm có dung lượng cài đặt thấp, chiếm ít tài nguyên của Macbook.
  • Mức tiêu thụ pin thấp vì Veertu giao toàn bộ công việc quản lý và điện năng cho MacOS.
  • Giao diện của Veertu được đánh giá thân thiện với người dùng, kể cả với người không chuyên.
  • Tốc độ xử lý nhanh chóng, đáng tin cậy cùng với hệ thống bảo mật hộp cát an toàn.

Sử dụng phần mềm Veertu để cài Win

Phần mềm Veertu

Tìm hiểu rõ hơn về Veertu và cách cài đặt Windows trên máy Mac bằng phần mềm này tại bài viết này: Cài Win cho Macbook bằng Veertu Desktop chi tiết nhất

Có nên cài Win cho Macbook? Lợi ích và khó khăn khi chạy Windows trên Mac OS

Việc cài Windows cho Macbook sẽ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng đối tượng người dùng. Nếu bạn là một người yêu thích khám phá và muốn trải nghiệm nhiều tính năng thú vị trên các hệ điều hành thì điều này hoàn toàn tuyệt vời.

Ngoài ra, có những người lại đam mê chơi game nhưng lại là iFan chính hiệu của nhà Táo thì cài Win trên Macbook để có thể chơi game yêu thích trên Macbook. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Macbook không phải là mẫu máy tính có khả năng chơi game tốt như các dòng laptop chạy Windows khác. Chính vì thế nhiều người khi mới dùng Macbook mà có sở thích chơi game thường sẽ có câu hỏi "Macbook có chơi được game không".

Vì vậy, hãy cài win cho Macbook khi có nhu cầu. Còn nếu bạn có điều kiện về tài chính thì có thể suy nghĩ tới việc mua hẳn một chiếc laptop Windows sẽ tốt hơn. Dưới đây Tinker sẽ giới thiệu những lợi ích và hạn chế của việc cài win để bạn đọc có sự lựa chọn hợp lý.

+ Lợi ích khi cài Windows trên Macbook

  • Có thể sử dụng các ứng dụng và chơi game HOT mà trên MacOS không hỗ trợ.
  • Hệ điều hành quen thuộc trên đa số các dòng laptop hiện nay, nên không khó khăn để sử dụng.
  • Trải nghiệm được nhiều tiện ích ở trên cả hai hệ điều hành này.

Cài Win trên Macbook mang đến cho người dùng nhiều tiện ích

Có rất nhiều lợi ích từ việc cài Win trên Macbook

+ Hạn chế khi cài Windows trên Macbook

  • Macbook chạy Win sẽ nóng hơn khi chạy MacOS, làm giảm tuổi thọ của linh kiện.
  • Máy sẽ hao pin nhanh hơn, do hệ điều hành không được tối ưu phần cứng nên CPU phải hoạt động nhiều.
  • Sẽ có một số tính năng mặc định không thể sử dụng được trên Macbook nếu cài Win như Touch ID.
  • Macbook Pro, Macbook Air có thể chạy ổn định khi cài win trên Macbook. Nhưng với Macbook Retina thì lại chạy khá yếu, nhưng vẫn đáp ứng được đối với các tựa game không yêu cầu phần cứng cao.

Lưu ý khi lựa chọn phiên bản Windows phù hợp khi cài trên máy Mac

Không phải máy Macbook nào cũng phù hợp để cài cho các phiên bản Windows khác nhau. Mỗi dòng phiên bản Windows 7, 8, 10 hay 11 đều yêu những yêu cầu khắt khe về phần cứng. Dưới đây là danh sách các máy Mac đủ điều kiện cài đặt cho từng phiên bản Windows khác nhau.

+ Đối với phiên bản Windows 11

Hiện tại, Windows 11 đang yêu cầu các dòng máy Macbook phải hỗ trợ TMP2.0 và một số tiêu chí về cấu hình thì mới có thể cài đặt. Một số dòng máy Mac hỗ trợ TMP2.0 bao gồm:

Macbook phải đạt yêu cầu mới có thể cài Win

Kiểm tra máy có đạt yêu cầu trước khi cài Win

+ Đối với phiên bản Windows 10

Để cài Win 10 cho Macbook thì người dùng nên lưu ý chỉ có một số dòng máy Mac mà Tinker chia sẻ sau đây mới phù hợp.

  • Macbook 2015 trở lên
  • Macbook Air 2012 trở lên
  • Macbook Pro 2012 trở lên
  • Mac mini 2012 trở lên
  • iMac 2012 trở lên
  • iMac Pro tất cả các kiểu máy
  • Mac Pro 2013 trở lên

+ Đối với máy Macbook 2015 đổ về trước

Các máy Macbook đời 2015 trở về trước như Macbook cũ 2014 thường sử dụng hệ điều hành MacOS 10.15 đổ xuống và không có khả năng nâng cấp lên MacOS 11 Big Sur hay MacOS 12 Monterey thì chạy cài đặt các phiên bản Windows thấp hơn như Windows 7 và 8/8.1.

Trên đây là 4 cách cài Win cho Macbook mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ của Tinker bạn đọc có thể thực hiện thành công. Nếu còn những thắc mắc cần được tư vấn và hỗ trợ,  hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0961.363.088 để được giải đáp nhanh nhất.